Ý nghĩa giờ chào cờ

GD&TĐ - Năm học mới đã bắt đầu với 9 tháng với các chủ đề khác nhau. Việc giáo dục đạo đức lối sống cho HS, nâng cao tầm hiểu biết cho các em là điều cần thiết và có tác dụng nhiều đối với các em HS các cấp học. Mỗi tháng có đến bốn tuần có tiết chào cờ đầu tuần để nhà trường, các tổ chức Đoàn Đội có thể kết hợp để giáo dục đạo đức, lối sống cho các em HS.

Ý nghĩa  giờ chào cờ

Vấn đề đặt ra là các trường phải làm thế nào để việc giáo dục, đạo đức, các kỹ năng sống cho HS đạt hiệu quả trong các giờ chào cờ xuyên suốt một năm học? Điều này chắc chắn phụ thuộc vào cách nhìn nhận, cách tổ chức của ban giám hiệu nhà trường, các cán bộ Đoàn, Đội… Rất cần những định hướng và kế hoạch từ đầu năm học của những người lãnh đạo.

Dù mỗi cấp học có các nội dung, chủ điểm khác nhau phụ thuộc vào lứa tuổi nhưng vẫn có thể có những điểm chung cho các chủ điểm của mỗi tháng trong chín tháng học.

Chẳng hạn ở cấp THCS, chủ điểm tháng 9 là “truyền thống nhà trường”, các nhà trường có thể tổ chức các buổi nói chuyện về truyền thống nhà trường mang tên với nhiều hình thức như diễn thuyết, thi hái hoa dân chủ…

Tùy theo các cấp học, nhà trường nên sử dụng các giờ chào cờ hàng tuần để không chỉ thực hiện các nội dung chủ điểm, nhiệm vụ năm học mà còn kết hợp giáo dục, lối sống cho HS một cách hiệu quả tránh các giờ chào cờ hình thức, nhàm chán để thu hút HS đến với các hoạt động, phong trào của nhà trường, mà còn giúp các em lĩnh hội được thêm các kỹ năng sống cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự học, kỹ năng lãnh đạo… với mục đích cuối cùng là giúp các em học tốt, rèn luyện tốt, hình thành các thói quen tốt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.