Xúc động cặp vợ chồng 90 tuổi và những ngày cuối đời trên giường bệnh

Sắp kỷ niệm 60 năm ngày cưới, ông cụ 91 tuổi muốn đợi người vợ bình phục từ viện về. Nhưng người vợ chuẩn bị ra viện thì lại là lúc ông phải nhập viện và chưa biết lúc nào được trở ra.

Xúc động cặp vợ chồng 90 tuổi và những ngày cuối đời trên giường bệnh

“Tôi đã định chờ đợi đến khi bà bình phục, để cùng đón ngày kỷ niệm 60 năm ngày cưới. Nhưng khi tôi vừa vào viện, thì lại không biết đến khi nào bản thân mới ra được khỏi nơi này, chúng ta cùng thực hiện sớm điều này ở đây nhé bà”.

Ngày 16/5, trong phòng bệnh khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Giải phóng quân 113, Trung Quốc một cảnh tượng đầy ấm áp diễn ra trước mắt: một ông cụ trên giường bệnh tóc đã bạc, miệng không ngừng mấp máy, ngón tay run run nắm lấy bàn tay bà cụ nằm giường bên cạnh, ánh nhìn đầy trìu mến.

Những bệnh nhân cùng phòng, y tá, các nhân viên y tế đều xúc động trước cảnh tượng này, nhiều người không giấu nổi nỗi xúc động, vội khẽ lau những giọt nước mắt.

Cap vo chong 90 tuoi va nhung ngay cuoi doi tren giuong benh:

Ông cụ tóc bạc tên là Lâm Sinh Hoa, năm nay 91 tuổi, ở quận Ngân Châu, tỉnh Chiết Giang. Trước đây, năm 1950 ông từng tham gia vào chiến tranh Triều Tiên. Năm 1959 ông trở về địa phương làm việc và sau đó sống chung với căn bệnh Parkinson gần 20 năm .

Giường bên cạnh là người bạn đời, người mà ông đã gắn bó và trao trọn tình yêu thương suốt 60 năm qua. Do tuổi già, 10 năm trước bà bị mất trí nhớ, và cho đến tháng 3 năm nay, mới phát hiện thêm những bệnh nguy hiểm khác, khó có khả năng cứu chữa.

Ông Lâm Sinh Hoa đến bệnh viên 113 để kiểm tra do cơ thể cảm thấy khó chịu, ông được chẩn đoán là bị trượt đốt sống thắt lưng, và được nhận vào điều trị cùng nơi người vợ ông đang chữa bệnh. Người con gái Lâm Huệ Quân chia sẻ, tình trạng bệnh của mẹ cô không cần phải nằm lại tại bệnh viện nữa, có thể đưa về nhà.

Ông Lâm rất rõ bệnh tình của vợ rất nghiêm trọng, nếu không gặp ở bệnh viện thì sẽ không bao giờ được gặp lại nhau nữa. Vì vậy nguyện vọng của ông là được ở nhìn thấy vợ thêm một chút trước khi bà về nhà, nói chuyện với bà và cùng chờ đợi ngày kỷ niệm 60 năm ngày cưới.

Lúc đầu các bác sĩ cũng hơi ngần ngại, nhưng sau khi hiểu được tình hình, ngay lập tức họ chuyển ông Lâm sang giường sát bên giường bệnh vợ ông. Ông Lâm như sợ bàn tay bà sẽ tuột khỏi tay mình, sợ vợ đi mất nên run run nắm lấy tay vợ và miệng mấp máy nói câu gì đó mà chắc chỉ có ông và bà hiểu.

Quá thương vợ, ông Lâm nhẹ nhẹ đưa tay lên khuôn mặt bà và lại lần nữa lại nhòa đi trong nước mắt. Người con gái ở trước giường lặng lẽ nhìn cha mẹ.

Cap vo chong 90 tuoi va nhung ngay cuoi doi tren giuong benh:

Hai chiếc giường kéo sát vào nhau, một người đôi mắt không còn cảm xúc, một người mắt ướt đẫm lệ. Lâm Huệ Quân nói cha rất yêu mẹ. Ngày đó mẹ nói từ lúc kết hôn xong, cha cô lại gia nhập quân đội.

Rồi đến năm 2000, ông Lâm mắc bệnh Parkinson, tay chân không còn linh hoạt như trước, nhưng ông vẫn tự làm các công việc cá nhân của mình và chăm sóc người vợ.

Nay bà Lâm tuy không thể nói ra thành lời, nhưng trong lòng rất lo lắng cho chồng. Khi con gái nói cha cũng phải vào viện điều trị, bà không ngừng ú ớ, đến khi cô con gái nói lại là cha chỉ bị đau thắt lưng thì bà mới thôi.

“Chuyện của ông bà Lâm làm chúng tôi thêm tin tưởng vào tình yêu”- một y tá trẻ nói. Cho dù có khó khăn đến đâu, họ cũng vẫn chờ nhau và cùng nhau đi đến cuối con đường. “Trước đây tôi gia nhập quân ngũ và để bà ấy một mình ở nhà với bao nhiều khó khăn. Giờ tôi muốn bù đắp cho vợ tôi, 60 năm thăng trầm tôi nợ bà ấy quá nhiều…”, ông Lâm nói giọng run run.

Cô Huệ Quân chuẩn bị làm thủ tục xuất viện cho mẹ, lúc cô chuẩn bị đẩy chiếc giường của mẹ đi, đôi tay gầy guộc phủ những đốm đồi mồi của ông Lâm vẫn bịn rịn không muốn buông, ông Lâm nghẹn ngào nước mắt như một đứa trẻ. Những bệnh nhân cùng phòng chứng kiến không khỏi không rơi nước mắt.

“Năm ngoái là sinh nhật lần thứ 90 của cha, vì mẹ ốm nên nên không thể mừng thọ cha được. Năm này là kỷ niệm ngày cưới của cha mẹ. Mong muốn lớn nhất của chúng tôi chính là cha được xuất viện, mẹ chắc chắn vẫn sẽ đợi cha, để cha mẹ đón ngày kỷ nệm đặc biệt này”, Lâm Huệ Quân nói. Và trong thâm tâm, cô thầm ước rằng có thể được chứng kiến khoảnh khắc đó của cha mẹ.

Theo SaoStar

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ