Xử phạt nhà máy gây ô nhiễm môi trường 260 triệu đồng

Xử phạt nhà máy gây ô nhiễm môi trường 260 triệu đồng
Nông dân xã Phong An từ nhiều năm nay mất mùa do nước xả thải của nhà máy làm lúa chế
Nông dân xã Phong An nhiều năm mất mùa do nước xả thải của nhà máy làm lúa chết

(GD&TĐ) - Ngày 12/12, ông Lê Trường Lưu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế - cho biết: UBND tỉnh vừa có quyết định xử phạt hành chính nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên - Huế 260 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường và nhiều vi phạm khác về quản lý môi trường.

Với lý do nhà máy này đã không thực hiện việc giám sát chất thải, giám sát môi trường xung quanh theo quy định, không xây lắp công trình xử lý môi trường (hầm chôn lấp chất thải rắn: vỏ lụa sắn lẫn đất, cát); xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải...

Sự việc kéo dài gây bức xúc

Trước đó,  do bức xúc, chiều ngày 1/11, hơn 90 người dân thuộc đội 3 thôn Thượng An (xã Phong An, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã kéo đến khu vực Khe Mây của xã Phong An dùng bao tải và cát dập tất cả các cống thoát nước dẫn vào và dẫn ra của nhà máy sắn gây ô nhiễm môi trường.

Theo phản ảnh bà con, đã nhiều lần năm nay nhà máy liên tục xả nước thải bẩn. Mặc cho nhiều lần HTX, trưởng thôn Thượng An làm đơn kiến nghị nhưng nhà máy vẫn “dửng dưng, bình chân như vại”, “không nghe, không thấy, không biết”.

Đến khi huyện, tỉnh trên cơ sở những kiến nghị của dân kiến nghị, nhà máy mới cử nhân viên xuống làm việc với UBND xã Phong An, trong đó có bàn mức đền bù.

Ông Nguyễn Quang Thông - Chủ nhiệm HTXNN Thượng An - kiến nghị: “Tình trạng ô nhiễm của Nhà máy diễn ra trong một thời gian khá dài, chúng tôi đã kiến nghị rất nhiều lần, phía nhà máy cũng đã đưa ra phương án hỗ trợ nhưng quá thấp nên bà con không thống nhất được. Bây giờ đang chuẩn bị bước vào vụ Đông Xuân, nếu tính trạng nhà máy cứ tiếp tục gây ô nhiễm thì nông dân chúng tôi sẽ bỏ ruộng.

Việc người dân bức xúc chốt chặn các hệ thống thoát nước thể hiện rõ bà con không đồng tình với cách làm của nhà máy. Không hiểu sao từ khi đưa vào hoạt động đến nay lãnh đạo nhà máy vẫn “ chây lì” không chịu xuống để lắng nghe, tiếp thu nhưng ý kiến của người dân mà vẫn vô tư xả nước thải ra môi trường mặc cho các cơ quan báo, đài đã nhiều lần lên tiếng. Tuy nhiên, phía nhà máy vẫn chưa có động thái khắc phục rõ ràng.”

Nâng mức đền bù trước kiến nghị của người dân

Trước những bức xúc của người dân, nhà máy Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên - Huế đã gặp gỡ đối thoại với lãnh đạo huyện Phong Điền và bà con nông dân xã Phong An, đồng thời cũng đã thống nhất với người dân địa phương khu vực Khe Mây về phương án hỗ trợ diện tích lúa bị hư hại do nước xả thải ô nhiễm từ nhà máy này gây ra: hỗ trợ đền bù từ 200.000 đồng - 410.000 đồng/sào lúa bị hư hại (thay vì 170.000 đồng/sào và 271.000 đồng/sào đền bù trước đó);

Cùng đó, đầu tư kinh phí chuyển trạm bơm từ khu vực Khe Mây sang bàu Độn; xây dựng 130m kênh mương để tưới nước cho đồng ruộng ở khu vực Đồng Bành, không để ô nhiễm nước thải từ nhà máy ảnh hưởng đến diện tích ruộng lúa của người dân...

Quyết định của tỉnh buộc nhà máy phải thực hiện việc giám sát môi trường theo đúng tần suất 4 lần/năm, trong thời hạn 3 tháng (kể từ tháng 12/2013), phải khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại khu vực Khe Mây, Đồng Bành, Hợp tác xã Thượng An, xã Phong An, huyện Phong Điền.

Minh Ngọc

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.