Bởi, đây là những thị trường luôn tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam với yêu cầu không quá cao về tay nghề, ngoại ngữ, phù hợp với lao động Việt Nam.
Ngoài ra, các thị trường nhận lao động kỹ thuật cao, có thu nhập cao như Úc, NewZealand, Canada, cũng như các hợp đồng nhận lao động thời vụ tại các nước Châu Âu như Phần Lan, Thụy Điển… cũng sẽ được quan tâm. Năm 2010, Bộ LĐ-TB&XH dự kiến XKLĐ 85.000 người, tăng 10.000 người so với con số đạt được năm 2009.
Ông Nguyễn Hoài Bắc - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đại Sơn kiêm Tổng giám đốc IQLinks Việt Nam nhìn nhận, thị trường lao động trong nước và xuất khẩu năm 2010 sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bởi vì, thời điểm này, nền kinh tế thế giới nói chung, cũng như của Việt Nam nói riêng đang có bước chuyển biến. Nhưng không phải là chuyển biến nhảy vọt, mà là chuyển biến trong sự tiếp nối của đáy khủng hoảng. Và, đáy khủng hoảng thì nó phải kéo dài theo một hình thẳng. Vì vậy, nền kinh tế cần có thời gian mới hồi sinh được. Theo như quan điểm của tôi, thời gian này khoảng 2 năm. Bởi vì sau thời gian “suy nhược”, các nền kinh tế sẽ bị kiệt quệ, và yếu đi. Muốn hồi phục lại thì phải có thời gian. Điều quan trọng đặt ra là thời gian này chúng ta làm gì, biện pháp trị liệu nào để hồi phục “sức khỏe” cho nền kinh tế.
Ông Nguyễn Hoài Bắc: "Quan điểm công nhân lao động giá rẻ không còn phù hợp. Người đi lao động ở nước ngoài bây giờ phải có trình độ chuyên sâu" |
Hiện nay, sự hồi phục, phát triển của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Canada… đều rất chậm. Điển hình nhất là nền kinh tế đứng đầu thế giới như Mỹ. Mặc dù có tín hiệu phục hồi, nhưng nạn thất nghiệp thì vẫn rất lớn. Nạn thất nghiệp lớn ở Mỹ sẽ có tác động rất lớn đến kinh tế các nước G7. Nếu như chúng ta đặt trọng tâm cho xuất khẩu lao động vào các nước đang phát triển cần lao động với mức lương thấp thì không mấy khó khăn. Nhưng nếu đặt trọng tâm xuất khẩu lao động vào các nước phát triển với mức lương cao thì sẽ rất khó khăn. Bởi vì ngay người lao động ở các nước sở tại cũng còn thất nghiệp thì chính phủ của họ sao cho phép chúng ta nhập khẩu lao động vào.
Việc làm không chỉ đơn thuần vì lương, mặc dù lương là rất quan trọng. Người lao động có việc làm là vị thế của họ đã được khẳng định với xã hội, với quốc gia, với dân tộc và với chính gia đình của người lao động đó. “Tại thời điểm này, nhiều quốc gia đã dựng lên những hàng rào kỹ thuật, hàng rào thuế…để hạn chế hàng nhập khẩu gí rẻ tràn vào. Nếu xét về quan hệ thương mại thì thực sự không công bằng, nhưng chính phủ các nước đó vẫn phê duyệt. Mục đích là bào vệ người lao động sở tại của nước đó. Nếu hàng hóa của các nước đó phải chịu sự cạnh tranh lớn của hàng hóa giá rẻ từ Việt Nam, Trung Quốc, và các nước châu Á thì nền công nghiệp của họ sẽ gặp vấn đề… Nạn thất nghiệp sẽ gia tăng… Từ đó dẫn đến bất ổn về xã hội, kinh tế, bất ổn chính trị.
Cho nên trong năm 2010 này, chúng ta phải có một định hướng cụ thể trong việc xuất khẩu lao động. Định hướng xem sẽ xuất khẩu lao động sang những nước nào, sẽ đào tạo cho người lao động ngành nghề nào, mức độ đến đâu… Bởi vì lúc này quan điểm công nhân lao động giá rẻ không còn phù hợp. Người đi lao động ở nước ngoài bây giờ phải có chuyên sâu” – ông Nguyễn Hoài Bắc nhấn mạnh.
Nhiều năm năm nay, lượng người xuất khẩu lao động của Việt Nam rất lớn, nhưng chưa chuyên sâu, nên thu nhập của những người lao động này ở nước ngoài là rất thấp. Có thể nói là thấp nhất trên thế giới! Bởi vậy, lúc này chúng ta cũng chưa cần phải đẩy mạnh quá mức xuất khẩu lao động, vì lúc này thị trường đang trong giai đoạn “trầm”. Chúng ta nên tập trung vào công tác đào tạo cho lực lượng lao động. Để cuối năm 2010, đầu năm 2011, Việt Nam sẽ có một lực lượng lao động chuyên sâu, có tay nghề tốt để chiếm lĩnh niềm tin của thị trường lao động thế giới. Chúng ta không không có tay nghề, không có văn hóa, ý thức trong lao động thì chúng ta có xuất khẩu nhiều lao động, nhưng đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ bị thui chột. Bởi lao động của chúng ta không đáp ứng được yêu cầu của các quốc gia sử dụng lao động Việt Nam.
Lao động của chúng ta chưa được đào tạo bài bản. |
“Đối với lao động trong nước, chúng ta sẽ phân vùng xuất khẩu vào các nước phát triển, đang phát triển xem họ cần gì? Ví dụ như vùng Trung Đông đang phát triển và nền kinh tế của họ tập trung vào khai thác tài nguyên. Họ cần phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy, những lao động xuất sang các nước này cần được đào tạo ngành nghề xây dựng… Còn vào thị trường Bắc Mỹ thì họ cần những lao động ta nghề cao hơn như thợ máy, giúp việc, bán hàng… vì vậy chúng ta phải đào tạo những lao động cao hơn, phù hợp với yêu cầu của các nền kinh tế đó.
Chúng ta phải hoạch định, nền kinh tế nào cần những lao động như thế nào, để chúng ta đầu tư đào tạo phù hợp. Đây phải là chính sách vĩ mô của Nhà nước. Cùng đó, những chính sách đó phải thực sự song phẳng, minh bạch để định hướng cho nhà trường, các cơ sở đào tạo, cơ sở sử dụng lao động. Cùng đó, Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ tối đa. Chúng ta hỗ trợ học phí cho học viên, chúng ta sẽ thu được những mối lợi rất lớn về sau. Chúng ta chỉ mất khoảng 400.000 đến 500.000 đồng cho 1 học viên/tháng trong lúc khó khăn này. Khi họ đi lao động ở nước ngoài, kể cả Nhà nước không thu hồi lại những khoản đã đầu tư thì vẫn có lợi. Bởi những khoản tiền người lao động gửi về cho người thân, những khoản tiền đó lại quay vòng lại sản xuất, tái tạo lại công nghệ. Và điều quan trọng hơn nữa là sau khi đi lao động ở nước ngoài về có có ý thức hơn với cuộc sống. Họ học được nhiều điều mà từ trước tới nay chúng ta bỏ ngỏ là văn hóa trong lao động, sản xuất.
Dĩ nhiên, con người sinh ra, sống trong một xã hội nhất định đều có văn hóa, nhưng văn hóa ở mức độ nào mới là quan trọng. Người lao động ra nước ngoài sẽ cập nhật được, vì thế chúng ta đã có một món lợi rất lớn về giáo dục văn hóa… mà chúng ta không mất tiền đào tạo. Chúng ta chỉ mất một ít vốn đào tạo ban đầu. Ví dụ, đào tạo cho một người lao động mất 6 tháng, mỗi tháng 500.000 đồng học phí hết có 3.000.000 đồng. Khi những người lao động này về nước chúng ta có hẳn một thế hệ kế cận có văn hóa, tác phong lao động tốt, có tầm nhìn co hơn, hiểu biết hơn. Đó là cái chúng ta được. Chúng ta cần có một tầm nhìn quy mô hơn, chiến lược hơn trong linh vực xuất khẩu lao động…” – ông Nguyễn Hoài Bắc chia sẻ
Trần Nhật
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, năm 2010, Malaysia vẫn là thị trường tiềm năng của Việt Nam. Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ cùng các doanh nghiệp khảo sát kỹ các yếu tố mới từ thị trường này để bàn giải pháp tăng cả chất và lượng lao động. Thị trường Đài Loan cũng đang được các doanh nghiệp chú trọng khai thác bởi nhu cầu lao động ở đây lớn. Thị trường châu Âu cũng có nhiều triển vọng khi kinh tế đang phục hồi và có nhu cầu tuyển lại lao động. Tuy nhiên, thị trường này vẫn còn ưu tiên tạo việc làm cho 10 - 15% lực lượng lao động bản xứ thất nghiệp. Đích nhắm khả quan của nhiều doanh nghiệp là thị trường Nhật Bản đang tiếp nhận nhiều lao động nước ngoài trở lại. Các thị trường mới nổi là Libi, UAE và một số nước Trung Đông sẽ là những thị trường thu hút nhiều lao động. |