Tâm linh của một người là bất an, lo lắng thì cho dù đang tĩnh tu mỗi ngày trong rừng sâu thì tâm cũng vẫn như ở nơi phố xá sầm uất, không được an tịnh.
Bên nhà Phật có câu: “Nếu Bồ Tát muốn đến được tịnh thổ, phải làm tịnh tâm này, tùy theo tâm tịnh thì Phật thổ tịnh”. Tịnh thổ (niết bàn, cực lạc) thực sự không phải ở phương nào, cũng không phải quá xa xôi mà chính là một tâm kiền tịnh, sạch sẽ. Cho nên, “tâm thanh tịnh” là điều mà cả đời một người cần phải tu dưỡng.
Cuộc đời là cuộc đời của bản thân mình, sống như thế nào kỳ thực xét cho cùng là do tự mình định đoạt. Không ai ngăn cản bạn tiêu sái, thoải mái, cũng không ai ngăn cản bạn tự tại, càng không có ai hạn chế được niềm hạnh phúc của bạn.
Phật gia có một câu nói rất hay là “không hướng ngoại mà cầu” hay “ngoài tâm không có pháp”, cho nên, tiêu sái là ở tâm, tự tại là ở tâm, tự do là ở tâm, hạnh phúc cũng là ở tâm.
Trong cuộc sống, có thể có những lúc chúng ta ở vào tình huống “thân bất do kỷ”, tức là chúng ta phải làm những việc mà trong lòng không mong muốn, nhưng ai có thể hạn chế được nội tâm của bạn đây? Trong lòng mình như thế nào chỉ có thể là do mình tự định đoạt mà thôi.
Không nên duyên phận với một người nào đó, bỏ lỡ hay làm sai một việc nào đó vốn là sự tình bình thường trong đời, không cần phải quá đau khổ và thẹn thùng như vậy đâu! Khi đã qua đi rồi quay đầu nhìn lại mới thấy những người và sự việc ấy sớm đã tan vào những nếp nhăn của năm tháng rồi.
Cuộc sống càng bình thản thì nội tâm sẽ càng sáng lạn. Đâu cần phải phô trương, nội tâm an bình mới là an bình thực sự. Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn. Sự an khang, khỏe đẹp của thân thể chính là niềm hạnh phúc trong thế tục. Sự thanh thản, an hòa trong tâm linh chính là chốn cực lạc.
Vết sẹo có thể khiến người ta đau là bởi vì chúng ta quá vỗ về, vuốt ve nó. Nếu ký ức làm động tình thì tất sẽ đau lòng. Hết thảy những bi thương trong cuộc đời, đều sẽ được lấp đềy bởi thời gian, đừng quá phiền muộn, oán giận, hối hận, quá khứ không bỏ đi thì tương lai sao có thể đến?
Trong cuộc sống, phải chấp nhận rằng có một số điều là con người không cách nào chiến thắng được, không cách nào khắc chế được, chi bằng hãy bình thản tiếp nhận, thuận theo tự nhiên mà sống.
Điều sinh mệnh sợ không phải là nỗi đau đớn mà là khi đau đớn không có ai an ủi. Điều sinh mệnh e ngại không phải là gian nan mà là gặp lúc gian nan rồi không có ai khích lệ.
Kỳ thực, có một điều mà chúng ta sợ nhất là không còn có tình yêu thương, lương thiện từ bi. Khi mà còn có tình yêu thương lẫn nhau, còn sự lương thiện từ bi thì sẽ còn có kỳ tích xảy ra.
Đá cẩm thạch như thế nào mới có thể biến thành pho tượng sinh động? Một nhà điêu khắc nói: “Rất đơn giản, chỉ cần chạm khảm hết đi những chi tiết không cần thiết là được.” Đời người cũng giống như vậy, bỏ đi những thứ rườm rà, phức tạp thì tự sẽ trở thành đơn giản, như thế sống mới được thản đãng.
Vứt bỏ rất nhiều vật ngoại thân là điều không hề dễ dàng, nhưng nếu biến chúng thành gánh nặng thì sẽ khiến cả thân và tâm của người bị mệt mỏi.
Hợp thời bỏ xuống những thứ không cần thiết, mới sống được thoải mái. Khi qua sông, thuyền là hữu dụng nhưng đã sang sông rồi chúng ta sẽ buông thuyền mà đi, nếu không thế thì đi sao nổi.
Thống khổ, cô độc, lạnh lẽo đơn độc, tai họa, nước mắt…đối với nhân sinh đều là có chỗ hữu dụng. Nó có thể khiến sinh mệnh thăng hoa, nhưng nếu mãi cứ không quên thì sẽ lại trở thành gánh nặng.
Rất nhiều thời điểm, điều khiến con người mệt nhọc không phải là một việc nào đó cao lớn như núi mà chỉ là một hát cát trong chiếc giày mà thôi. Buông gánh nặng trên lưng xuống, bỏ hạt cát trong giày ra, bạn mới có thể chạy được nhanh!
Đời người như một con đường, chỉ cần hôm nay còn tiếp diễn, chỉ cần ngày mai còn có hy vọng thì chúng ta vĩnh viễn vẫn còn có cơ hội.
Đừng e sợ đường dài, đừng oán giận ven đường không có phong cảnh, chỉ cần không ngừng đi thì hết thảy những “nhấp nhô” dưới chân đều là những lớp lót chân cho chúng ta tiến về đích.