Bạn có thể thấy trong hình mẫu xương cổ tay của hai loài khủng long Heterodontosaurus tucki và Coelophysis rhodesiensis, cùng với xương cổ tay của một con gà.
Khủng long có đến 9 mảnh xương cổ tay, trong khi các loài chim hiện đại (“con cháu” của chúng) chỉ có bốn. Hình minh họa bên phải hiển thị các lý thuyết từ cổ sinh vật học, phôi học… cách thức 9 xương tiến hóa thành 4 như thế nào.
Biểu đồ cây này thể hiện mối quan hệ giữa các loài chim hiện đại. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi sự phát triển của xương cánh chim từ khi các loài chim còn phát triển trong trứng. Bằng cách kết hợp thông tin này với dữ liệu cổ sinh vật học, các nhà nghiên cứu đã có thể xây dựng bản đồ các mối quan hệ giữa xương chim hiện đại và xương khủng long cổ đại.
Hình ảnh cho thấy sự phát triển cổ tay thời kỳ phôi thai của gà, chim bồ câu, vịt và loài chim Nothoprocta perdicaria. Bạn có thể thấy cách thức cấu trúc sụn hình thành xương trong cánh chim.
Một hình ảnh phát triển của phôi gia gia cầm khác cho thấy cách thức cánh tay gà hình thành theo cơ bản, qua đó tiết lộ lịch sử tiến hóa của các tế bào.
Hình ảnh cho thấy sự phát triển của xương, có màu xanh lam. Xương cổ tay giống như những mảnh ghép nhỏ, thường rất khó để nhìn thấy nguồn gốc xương phát triển. Các nhà cổ sinh vật học đã tập trung vào các mẫu hóa thạch để làm sáng tỏ quá trình tiến hóa, các nhà sinh học nhìn vào quá trình phôi phát triển. Kết hợp dữ liệu cổ sinh vật học với các kỹ thuật mới, các nhà khoa học có thể tìm ra những mẫu xương cánh chim tương ứng với các mẫu vật khủng long.
Sự phát triển của xương cổ tay và xương quay diễn ra trong nhiều loài chim. Những bức ảnh chụp phôi thai cho thấy hai xương này cùng tồn tại trong cùng một thời gian trong phôi gà, trước khi xương trụ biến mất.
Xương trụ hình thành và biến mất trong sự phát triển của phôi gà.
Một mảnh vụn nhỏ của xương có hình như hạt đậu bị mất trong loài khủng long giống chim nhưng lại tiến hóa ở loài chim hiện đại. Xương này được nhìn thấy trong cổ tay thằn lằn hiện đại và khủng long bốn chân, nhưng khủng long giống chim bị mất khi nó bắt đầu đi thẳng. Mảnh xương nhỏ này rất quan trọng để giúp các loài chim có thể cất cánh bay.
Sự phát triển của xương cổ tay từ khủng long tới chim. Các mảnh xương (màu đỏ) được nhìn thấy trong những loài khủng long đầu tiên như Heterodontosaurus tucki nhưng biến mất ở trong cấu trúc xương của những loài khủng long giống chim như Falcarius utahensis và Deinonychus antirrhopus.
Sau đó, các mảnh xương lại xuất hiện ở các loài chim nguyên thủy như Sapeornis, xuất hiện cách đây khoảng 125 triệu năm. Các mã màu cho thấy các mẫu xương cổ tay tương ứng với loài khủng long và loài chim hiện đại.
Theo kienthuc.net.vn