Xây dựng tuyến đường sắt cao tốc là cần, nhưng…

Xây dựng tuyến đường sắt cao tốc là cần, nhưng…

>>Bộ trưởng Bộ GT-VT nói về dự án đường sắt cao tốc

(GD&TĐ) - Chiều nay (21/5), các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh.

Tại tổ Hà Nội, các đại biểu Quốc hội nhất trí cao cần xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Tuy nhiên, vấn đề nhiều đại biểu quan tâm là tổng mức đầu tư 56 tỷ USD là quá lớn, hình thức huy động vốn là ODA là chưa hợp lý, thời gian thu hồi vốn là 45 năm là quá lâu…

Xây dựng tuyến đường sắt cao tốc là cần, nhưng… ảnh 1
Tại tổ Hà Nội, nhiều đại biểu băn khoăn về tổng mức đầu tư, hình thức huy động vốn là chưa hợp lý, cần xem xét lại (ảnh: gdtd.vn).

Bà Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội) cho rằng, Báo cáo thẩm tra Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thể hiện sự lưỡng lự, lúc ủng hộ, lúc không. Sự cần thiết phải xây dựng đường sắt cao tốc thì ai cũng thấy, tuy nhiên, chúng ta phải tính toán thời điểm sao cho hợp lý. Cùng đó, các vấn đề dự án tác động đến môi trường, đến người dân cũng cần được quan tâm. Trong Báo cáo thẩm tra tôi đã thấy nhắc đến nhưng chưa được đánh giá, phân tích kỹ lưỡng, tác động đến thiên nhiên, các khu bảo tồn, khu rừng quốc gia, cuộc sống của người dân mất nhà, mất đất sản xuất, đến an ninh quốc gia…

Nếu chúng ta không nghiên cứu kỹ lưỡng mà đi đến quyết định về chủ trương thì có thể sẽ gây ra những tác động đáng tiếc sau này. Theo tôi thấy, ở các dự án lớn, vấn đề di dân tái định cư bao giờ cũng rất khó, dễ gây bức xúc trong nhân dân. Hiện nay, nhiều chuyên gia kinh tế cũng đã lên tiếng, họ nói, Quốc hội phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Bởi, nếu dự án sẽ đem đến một gánh nặng nợ cho quốc gia.

Với dự án này, vài chục năm nữa chúng ta mới thấy được lợi ích, chính vì thế, chúng ta cần hết sức cân nhắc. Tôi đề nghị Chính phủ cần chuẩn bị kỹ lưỡng để giải trình trước Quốc hội, từ những giải trình đó, Quốc hội sẽ xem xét và quyết định.

Đại biểu Phạm Thị Loan (đoàn Hà Nội) cũng tán thành chủ trương xây dựng dự án đường sắt cao tốc Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh. “Tôi cho rằng, bây giờ chúng ta mới nghĩ tới phát triển đường sắt cao tốc đã là muộn. Ngay từ thời Pháp thuộc, người Pháp đã cho xây dựng tuyến đường sắt Bắc – Nam, từ đó đến nay, tuyến đường sắt này của chúng ta gần như không có mấy sự thay đổi. Chính vì thế, tôi thấy chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc là đúng” – bà Loan nhấn mạnh.

Tuy nhiên, bà Loan cho rằng, hình thức huy động vốn ODA của Nhật, và lượng tiền đầu tư (56 tỷ USD) cho toàn tuyến là quá cao, thời gian thu hồi vốn 45 năm là quá lâu. Bà Loan dẫn chứng, Đài Loan mới xây dựng đường sắt cao tốc. Mới đầu, Đài Loan cũng định để Nhật bản thiết kế, và xây dựng với hình thức ODA với tổng mức đầu tư là 27 tỷ USD (345 km toàn tuyến). “Tuy nhiên, sau đó Đài Loan nhận thấy nếu đưa ra Quốc hội sẽ không được thông qua. Họ đã chuyển hướng xây dựng sang hình thức đấu thầu (PPP), với hình thức này tổng mức đầu tư chỉ còn lại 16 tỷ USD. Thời gian thu hồi vốn chỉ còn 18 năm thay vì 35 năm (xây dựng theo hình thức ODA).

Với tổng mức đầu tư gần 56 tỷ USD (khoảng 35,5 triệu USD/km) bà Loan cho rằng quá cao. “Với tổng đầu tư này tôi cho rằng quá cao, khó có thể thông qua. Cùng đó, Chính phủ cũng cần xem xét lại phương án huy động vốn đầu tư” – bà Phạm Thị Lan nhắc lại.

Đại biểu Quốc hội Đặng Văn Khanh (đoàn Hà Nội) cũng nhất trí chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Ông Khanh lý giải “Với tuyến giao thông trên bộ, chúng ta có một hệ thống đường sắt đã quá cũ, đã có từ thời Pháp thuộc. Cùng đó là hệ thống đường bộ chạy dọc đất nước, sát với đường bờ biển, mùa khô thì không sao, nhưng vào mùa mưa lũ thì ngập, lụt, sạt lở liên miên, gây ách tắc lớn…”.

Ông Khanh cũng cho biết thêm, với dự án này, vấn đề cử tri quan tâm nhất là vốn lớn, thời gian thi công lâu (2012 - 2035), thời gian thu hồi vốn quá dài sẽ gây gánh nặng tài chính quá sức chịu đựng cho quốc gia. Tôi đã đi lại rất nhiều lần trên tuyến đường bộ Bắc – Nam. Tôi thấy đoạn đường đông phương tiện tham gia giao thông nhất, hay ách tắc nhất là từ Hà Nội đi Nghệ An và từ thành phố Hồ Chí Minh đi Khánh Hòa, còn các đoạn đường còn lại tôi thấy lượng phương tiện tham gia giao thông cũng vừa phải, và rất ít ách tắc… Nên chăng, chúng ta cứ đầu tư đường sắt cao tốc đoạn Hà Nội - Vinh và đoạn Nha Trang – Thành phố Hồ Chí Minh, với tổng mức đầu tư khoảng 21 tỷ USD trước đã.

Quang Anh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.