Xây dựng mỗi nhà trường là một thương hiệu

GD&TĐ - Theo quy luật kinh tế thị trường mỗi cơ sở giáo dục đào tạo phải được tự chủ như các doanh nghiệp, mỗi nhà trường là một thương hiệu riêng. 

Các nhà trường phải được phân cấp triệt để về công tác tổ chức, tài chính và cả chương trình giáo dục. Ảnh minh họa:Minh Phong
Các nhà trường phải được phân cấp triệt để về công tác tổ chức, tài chính và cả chương trình giáo dục. Ảnh minh họa:Minh Phong

Để phát huy vai trò của hiệu trưởng TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ba Đình, Hà Nội) đề xuất một số giải pháp sử dụng hiệu trưởng trong giai đoạn đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo hiện nay.

Cần dân chủ, công khai minh bạch mọi hoạt động của nhà trường

Để sử dụng khả năng của Hiệu trưởng, để Hiệu trưởng có thể “tự chủ” trong công việc phải tạo cho Hiệu trưởng không chỉ có động lực làm việc mà phải thực sự có năng lực làm việc. Muốn vậy việc bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực của Hiệu trưởng cũng là việc hết sức quan trọng.
TS Nguyễn Tùng Lâm

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, để sử dụng hết khả năng của Hiệu trưởng, đánh giá đúng năng lực của Hiệu trưởng, các cơ quan quản lý cần có quy trình thanh tra kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý của Hiệu trưởng.

Đồng thời cũng phải tạo môi trường pháp lý và phải tạo môi trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm để dễ quản lý đánh giá Hiệu trưởng. Hiệu trưởng cũng có được môi trường tự do sáng tạo, tự do thể hiện tài năng quản lý nhà trường.

“Hiện nay chúng ta quản lý, đánh giá Hiệu trưởng qua phong trào thi đua rất hình thức, khó chính xác. Mới đây có thêm đánh giá chất lượng của các nhà trường, có đánh giá trong, đánh giá ngoài nhưng vẫn đang làm theo kiểu chấm điểm thi đua, chưa quản lý và đánh giá đúng quy trình quản lý tổng thể TQM hay ISO 9000. Và chúng ta chưa dựa vào các tổ chức đánh giá độc lập mà chủ yểu đánh giá của cơ quan quản lý lấy trên đánh giá cấp dưới, thiếu khách quan, công bằng.

Vì thế để sử dụng hết tài năng của Hiệu trưởng phải đánh giá họ trong thực tế công tác, trong sự tiến bộ của mỗi nhà trường, Hiệu trưởng đang kêu họ bị trói buộc quá nhiều, không có quyền tự do sáng tạo, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả công tác của mình” - TS Nguyễn Tùng Lâm nêu quan điểm.

Cũng theo TS Nguyễn Tùng Lâm, sản phẩm của giáo dục bao giờ cũng mang tính xã hội cao. Quá trình đào tạo là quá trình tham gia của nhiều lực lượng: giáo viên, công nhân viên, cha mẹ học sinh và cả bản thân mỗi học sinh. Trường học không thể là một vương quốc riêng của bất cứ ai.

Tuy nhiên, TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, hiện nay Bộ GD&ĐT đã có nhiều văn bản để phát huy dân chủ trong các nhà trường nhưng thực hiện không được là bao. Ngay cả các tập đoàn, công ty cho dù lớn đến đâu người ta thấy vẫn phải quản lý theo cách phân quyền và dân chủ mới tập hợp trí tuệ sức mạnh nguồn lực của các lực lượng tham gia.Theo quy luật kinh tế thị trường mỗi cơ sở giáo dục đào tạo phải được tự chủ như các doanh nghiệp, mỗi nhà trường là “một thương hiệu” riêng.

"Vậy quản lý theo hướng dân chủ và tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục là phải quản lý các cơ sở GD&ĐT như thế nào? Không thể khác là phải công khai minh bạch mọi hoạt động của nhà trường. Cán bộ giáo viên, học sinh được quyền tham gia xây dựng kế hoạch, tham gia đánh giá kết quả của quá trình đào tạo” - TS Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.

Tăng cường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các nhà trường. Ảnh minh họa: Minh Phong
Tăng cường, tự chủ, tự chịu trách  nhiệm cho các nhà trường. Ảnh minh họa: Minh Phong

Tăng cường tự chủ cho các nhà trường

Theo đề xuất của TS Nguyễn Tùng Lâm , trước hết, các nhà trường phải được phân cấp triệt để về công tác tổ chức, tài chính và cả chương trình giáo dục. Nếu các nhà trường không được tự chủ về 3 khâu then chốt này thì không thể gọi là tự chủ.

Luật tự chủ toàn diện không chỉ có ở các trường đại học, mà mỗi cơ sở giáo dục đào tạo vẫn phải có quyền tự chủ, đều phải được tự chủ theo đúng quy định phân cấp của Nghị quyết 29. Còn các trường không đủ điêu kiện để giao tự chủ lại là vấn đê khác, chúng ta phải đào tạo, huấn luyện để các trường làm đúng vai trò của mình.

Về tài chính, theo TS Nguyễn Tùng Lâm, các nhà trường phải được kiểm soát và tính đếm đến hiệu quả của nó và phải được quản lý theo hướng “công khai minh bạch” mới bảo vệ quyền lợi người học.

Có như vậy họ mới có thể yêu cầu các nhà trường đáp ứng chất lượng tương xứng với đồng tiền đóng góp của dân và nhà nước đầu tư. Đây là những yếu tố quan trọng trong quản lý. Các trường học tự chủ không hình thành nề nếp quản lý này sẽ không có chất lượng bền vững.

Nêu vấn đề về việc dân chủ và tự chủ liệu có gì đối lập và phối hợp với nhau như thế nào? TS Nguyễn Tùng Lâm phân tích, tự chủ phải tập trung quyền lực cho bộ máy lãnh đạo, nêu cao vai trò trách nhiệm cá nhân nhưng dân chủ không phải để phân tán quyền lực mà nó đảm bảo cho quá trình tập trung quyền lực được đúng đắn nhất, có đủ thông tin mọi phía để người lãnh đạo quyết đáp được nhanh chóng, chính xác vì đằng sau nó đã có bộ lọc trí tuệ của nhiều người, nhiều cấp.

“Có dân chủ và tự chủ Hiệu trưởng các nhà trường mới có thể tự chịu trách nhiệm trong việc bồi dưỡng giáo viên chuyển đổi quá trình dạy học từ dạy chữ sang dạy người theo yêu cầu phát triển năng lực” - TS Nguyễn Tùng Lâm trao đổi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ