Xác lập kỷ lục Việt Nam cho bức tranh Phật Quan Âm lớn nhất

Ngày mai (16/3) bức tranh Phật Quan Âm lớn nhất Việt Nam sẽ được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - Vietkings công bố xác lập kỷ lục. Bức tranh cũng sẽ được khai mở tại Lễ hội Quan Âm Đại Bảo Tháp Tây Thiên (Vĩnh Phúc).

Xác lập kỷ lục Việt Nam cho bức tranh Phật Quan Âm lớn nhất

Đây là bức tranh cuộn thuộc thể loại Thongdrol (tranh cuộn Phật giáo khổng lồ vùng Himalaya), có kích thước 11,8 x 16 mét (không bao gồm khung), cân nặng trên 100 kg, được thêu trên gấm. Bức tranh cũng là một kiệt tác nghệ thuật Phật giáo độc bản theo chuẩn mực cao nhất của Hoàng gia Bhutan. Hơn 40 nghệ nhân cao cấp thuộc các chuyên ngành vẽ thêu, may của Hoàng gia Bhutan đã chế tác bức tranh trong 6 tháng – thời gian kỷ lục từ trước đến nay. Để mở được bức tranh cần phải có 60 người cùng mở.

Xac lap ky luc Viet Nam cho buc tranh Phat Quan Am lon nhat - Anh 1

Một phần của bức tranh được xác lập kỷ lục

Bức tranh là món quà của Đức Gyalwang Drukpa tặng cho Đại Bảo tháp Tây Thiên, kỷ niệm mối Pháp duyên vừa tròn 10 năm của Ngài với đất nước Việt Nam. Trong chuyến thăm này, Đức Gyalwang Drukpa cùng Tăng đoàn 100 chư Thượng tọa Đại đức Tăng Ni Truyền thừa Drukpa sẽ tham gia Ngày Văn hóa Phật giáo Ấn độ tại Việt Nam lần thứ 2 từ ngày 16 - 19/3 tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc.

Cũng từ ngày mai, Ngày Văn hóa Phật giáo Ấn Độ tại Việt Nam lần thứ 2 do TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ phối hợp tổ chức cũng sẽ diễn ra tại Đại Bảo tháp Tây Thiên.

Lễ hội lần này có sự tham dự của Đức Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn Truyền thừa Drukpa, đây là sự kiện văn hóa đối ngoại có ý nghĩa đặc biệt, nhân kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ và 10 năm quan hệ đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ.

Tranh cuộn Thongdrol là loại tranh hình Đức Phật cỡ lớn thêu trên gấm, được khai mở để chiêm bái trong các đại lễ văn hóa Phật giáo vùng Ấn Độ - Himalaya, thu hút hàng ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn người dân tham dự. Việc khai mở tranh thường có các nghi lễ tâm linh quan trọng do chư Tăng cao cấp cử hành. Sau lễ hội, tranh được cuộn lại, bảo quản cẩn thận.

Người dân và cộng đồng Phật giáo tại các quốc gia vùng Himalaya tin rằng trong những dịp linh thiêng cát tường, việc khai mở tranh để đại chúng chiêm bái sẽ đem lại năng lượng và từ trường an lành, giúp người dân và đất nước được giải trừ chướng ngại, thành tựu các tâm nguyện và sở cầu, đem lại cuộc sống hòa bình, thịnh vượng. Truyền thống này đã trở thành một di sản văn hóa đặc sắc hàng trăm năm qua ở các vùng miền trên dãy Himalaya, đến nay vẫn có ảnh hưởng sâu sắc về văn hóa và sức hút du lịch trên khắp thế giới như Lễ hội Hemis (Ladakh - Ấn Độ), Lễ hội Punakha (Bhutan).

Theo Phụ Nữ TP.HCM

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.