Nguồn gốc của bọn cướp biển Somali nằm ở những ngôi làng nghèo vùng ven biển, nơi sự lựa chọn nằm giữa nghề đánh cá và nghề thảo khấu.
Nhưng ngược lại nhiều sự chú ý đã dồn vào những lý do kinh tế riêng tư của chúng, rằng tại sao những bộ tộc có ảnh hưởng ở địa phương phải tổ chức che chở cho những tên cướp.
Một cuộc nghiên cứu mới của hai chuyên gia kinh tế và xã hội thuộc Đại học King’s College và Oxford đã soi sáng thêm vào vấn đề, đồng thời đề nghị một giải pháp để giải quyết nạn hải tặc.
Anja Shortland và Federico Varese đã vẽ bản đồ các vị trí những chiếc tàu bị tấn công từ năm 2005 đến 2012. Họ thấy rằng những chiếc tàu bị cướp luôn luôn thả neo ở cách xa khỏi những lộ trình thương mại khu vực, và những phố cảng lớn vốn không có khuynh hướng bị cướp.
Điều này có lý do. Những băng đảng Somali kiểm soát thương mại địa phương bằng cách phát hành các giấy phép và đánh thuế. Những nhà nghiên cứu ước tính rằng các cộng đồng có thể từ chối các khoản thuế nhập khẩu và xuất khẩu theo yêu cầu của bọn hải tặc, vì các hoạt động buôn bán là nguồn thu nhập an toàn và sinh lợi nhiều hơn so với thu nhập của hải tặc.
Chỉ có những bộ tộc không có nguồn thu nhập nào khác mới bảo vệ đám hải tặc, quay về chia sẻ những của cải cướp được phi pháp của chúng.
Trên lý thuyết dường như việc đưa ra lệnh cấm nhập khẩu gia súc là do Ảrập Saudi áp đặt ở Somali từ năm 2000 đến năm 2009. Phần lớn người Somali là những nhà nông và Ảrập Saudi là thị trường gia súc chủ lực của họ, vì vậy lệnh cấm của chính phủ đã gây ảnh hưởng nặng nề lên kinh tế.
Các thủ lĩnh bộ tộc nhắm vào những thành phố như Bosaso, ở bang ven biển Puntland, bắt đầu cung cấp nơi ẩn náu cho bọn hải tặc. Sau khi lệnh cấm được gỡ bỏ và các hoạt động mua bán bắt đầu khôi phục trở lại, bọn hải tặc cũng bị chặn đứng.
Những vụ ăn hàng ở khu vực Sừng châu Phi đã giảm xuống thấy rõ từ khi các công ty hàng hải gia cố thêm bảo vệ an ninh và các lực lượng hải quân quốc tế gia tăng những cuộc tuần tra của họ.
Chỉ có 15 vụ cướp đã được báo cáo ở vùng ven biển Somali vào năm ngoái, giảm xuống từ 75 vụ năm 2012 và 237 vụ năm 2011. Nhưng những biện pháp an ninh như vậy rất tốn kém, cũng như không giải quyết được gốc rễ của vấn đề.