"Vũ khí" giúp hiệu trưởng nâng cao năng lực quản lý

GD&TĐ - Theo PGS.TS Trần Minh Hằng – Trưởng phòng Sau đại học (Học viện Quản lý Giáo dục), một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực quản lý giáo dục của đội ngũ cán bộ đó là tự học thông qua việc đọc sách. Do đó sách chính là "vũ khí" chính trong quá trình tự học của cán bộ quản lý giáo dục.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Phát triển kỹ năng đọc, tra cứu thông tin

PGS.TS Trần Minh Hằng khuyến nghị, cần phải đọc như thế nào và rút ra những gì trong quyển sách đã đọc, tìm được những gì trong đó, làm thế nào để đạt mục đích với công sức và thời gian ít nhất. Nhất là đối với cán bộ quản lý giáo dục thời gian có hạn, thông tin trong sách lại quá lớn, vấn đề đặt ra là làm thế nào để đọc được những kiến thức cần thiết phục vụ cho công việc của mình. Do đó, PGS.TS Trần Minh Hằng cho rằng đọc sách cũng cần phải có kỹ năng.

Cụ thể phải có: Kĩ năng tra cứu thông tin trên mạng. Theo PGS.TS Trần Minh Hằng, trong giai đoạn công nghệ thông tin hiện nay, kĩ năng này là rất cần thiết. Người cán bộ quản lý nói chung và hiệu trưởng trường THPT nói riêng phải có tầm trong lãnh đạo.

Muốn vậy phải nhìn xa trông rộng, biết học tập và mở rộng phạm vi quan hệ để học tập, giao lưu trao đổi kinh nghiệp và tiến tới hội nhập - kĩ năng này giúp người hiệu trưởng giải quyết được mục đích này.

“Để có kĩ năng tra cứu thông tin, người hiệu trưởng phải có thao tác làm việc với máy tính. Những thao tác này gần như được phổ cập đối với hiệu trưởng trường THPT. Vấn đề còn ở chỗ, khi tìm được thông tin, họ phải có kĩ năng đọc và chọn lọc thông tin” - PGS.TS Trần Minh Hằng trao đổi, đồng thời lưu ý: Thực tiễn hiện nay, sách có rất nhiều loại, rất nhiều tác giả khác nhau cùng viết về một vấn đề. Do đó phải biết lựa chọn những cuốn sách với những kiến thức cần thiết cho bản thân. Đặc biệt cần lựa chọn được tác giả viết sách có chuyên môn về vấn đề mà sách đề cập đến.

Nhấn mạnh về việc cán bộ quản lý giáo dục cần có kỹ năng đọc sách, PGS.TS Trần Minh Hằng cho hay, có những cuốn sách rất dày, nếu đọc một cách chi tiết thì không có thời gian đọc, vì vậy cần phải đọc lời mở đầu, đọc phụ lục để có cái nhìn tổng thể về cuốn sách và tìm được những nội dung trọng tâm mà mình cần đọc. Trên mạng cần tìm những thông tin theo vấn đề và lựa chọn những thông tin cần thiết để phục vụ cho nhu cầu của bản thân, nhu cầu nâng cao năng lực quản lý của mình.

Đọc sách cũng cần phải có kỹ năng. Ảnh minh họa/internet
Đọc sách cũng cần phải có kỹ năng. Ảnh minh họa/internet

Vận dụng tri thức vào thực tiễn quản lý

Cũng theo PGS.TS Trần Minh Hằng, người cán bộ quản lý giáo dục cần phải có kĩ năng tiếp nhận và phê phán thông tin. Cùng một vấn đề, một thông tin nhưng nhiều tác giả có quan điểm, nhìn nhận và phân tích ở những góc độ khác nhau; không loại trừ có tác giả kiến thức chuyên môn về lĩnh vực đó không sâu sắc, vì vậy thuật ngữ khoa học sử dụng không chính xác.

Do đó, khi tiếp nhận thông tin, người đọc cần phải xem xét và có sự so sánh đối chiếu, không nên tiếp thu một cách thụ động, tránh trường hợp khi đọc được một thông tin trong cuốn sách nào đó và coi nó là “cẩm nang” ngay của mình, mà không biết rằng, có những vấn đề đề cập trong sách là không chính xác, thuật ngữ khoa học không đúng với chuyên môn, hoặc quan điểm nhìn nhận về vấn đề đó đã là cũ, lạc hậu rồi. Ngay kể cả những cuốn sách của tác giả nước ngoài, cũng có tình trạng người dịch không sát nghĩa, chưa đúng thuật ngữ khoa học chuyên ngành.

PGS.TS Trần Minh Hằng cho biết, kĩ năng vận dụng tri thức đã đọc trong sách vào thực tiễn công tác quản lý là rất cần thiết đối với cán bộ quản lý giáo dục. Khoa học quản lý là một trong những ngành khoa học non trẻ, cán bộ quản lý hầu hết chưa được đào tạo bài bản, mới chỉ làm việc bằng kinh nghiệm.

“Khi đọc được những tri thức về khoa học quản lý cần phải có ý thức suy ngẫm, xem xét, so sánh với thực tiễn công việc quản lý của bản thân để thấy được những gì ta làm là đúng với lý luận, những gì chưa đúng với lý luận, nguyên nhân của những thành công hay thấy bại trong hoạt động quản lý và bài học kinh nghiệm rút ra để cùng trao đôi với bạn bè trong lớp” - PGS.TS Trần Minh Hằng chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

TikTok 'lâm nạn' ở Mỹ

GD&TĐ - Lần thứ hai trong không đầy 4 năm, ứng dụng TikTok bị đưa vào vòng ngắm của chính quyền Mỹ.
Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang trở nên phức tạp hơn thể hiện qua số lượng đáng báo động là 13.900 vụ tấn công mạng được ghi nhận vào năm 2023.

'Giải mã' mục tiêu của mã độc Ransomware

GD&TĐ - Ransomware là một loại virus được mã hóa có nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu; cứ 11 giây, một tổ chức là mục tiêu của mã độc Ransomware.