Vụ gian lận thi cử tại Sơn La: Vì sao hai nhân vật “bí ẩn” không được nhắc tên?

GD&TĐ - Vụ gian lận thi cử trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 ở Sơn La đã có nhiều lời khai của các bị cáo liên quan tới ông Nguyễn Minh Khoa và Nguyễn Ngọc Hà, song đến nay hai người trên vẫn chưa được nhắc đến.

Phiên khai mạc xét xử sơ thẩm vụ án gian lận thi cử ở Sơn La.
Phiên khai mạc xét xử sơ thẩm vụ án gian lận thi cử ở Sơn La.

Ông Nguyễn Minh Khoa, Nguyên Phó trưởng Phòng An ninh chính trị Nội bộ Công an tỉnh Sơn La; còn ông Nguyễn Ngọc Hà là Trưởng phòng Giáo dục Trung học Sở GD&ĐT.

Trên cơ sở bản cáo trạng cùng kết luận điều tra, trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, ông Nguyễn Minh Khoa đã nhờ sửa, nâng điểm cho 5 trường hợp. Trong đó, bị cáo Lò Văn Huynh, Nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La khai nhận đã được ông Khoa chuyển thông tin nhờ giúp 3 thí sinh. Đồng thời khai đã nhận của ông Khoa 1 tỉ đồng (đã nộp lại cho cơ quan điều tra) để giúp sửa, nâng điểm cho 2 thí sinh.

Bên cạnh đó, bị cáo Đỗ Khắc Hưng, Nguyên trung tá, cán bộ Phòng An ninh Chính trị Nội bộ, Công an tỉnh Sơn La được ông Khoa đưa thông tin của thí sinh V.H.H để nhờ giúp nâng điểm. Ông Nguyễn Minh Khoa khai báo trước cơ quan điều tra đã nhận, chuyển thông tin cá nhân của 5 thí sinh cho Huynh, Hưng và Đinh Hải Sơn. Tuy nhiên, ông Khoa khẳng định chuyển thông tin các thí sinh chỉ là để nhờ "xem trước kết quả thi", chứ không nhận tiền và đưa tiền cho ai.

Còn bị cáo Đinh Hải Sơn, Nguyên thiếu tá, cán bộ Phòng An ninh Chính trị Nội bộ Công an tỉnh Sơn La khai được ông Khoa đưa thông tin của thí sinh L.T.T để nhờ giúp nâng điểm.

Trước và trong thời gian chấm thi năm 2018, ông Nguyễn Ngọc Hà đã chuyển thông tin nhờ ông Trần Xuân Yến, Nguyễn Thị Hồng Nga, Lò Văn Huynh nâng điểm cho 14 thí sinh (trong đó có 4 người trùng tên trong danh sách).

Làm việc với cơ quan điều tra, ông Hà thừa nhận đã chuyển danh sách, thông tin của 10 thí sinh cho các thành viên ban chấm thi nhờ giúp đỡ (trong đó có con gái ông Hà và bạn của con gái). Tuy vậy, ông Hà cho rằng chỉ nhờ "xem điểm thi" và không nhận lợi ích vật chất nào từ gia đình các thí sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.