Vợ chồng son thu nhập 20 triệu/tháng vẫn như bị ai lột sạch ví
Theo dõi báo trên
Không phải thuê nhà, lại chưa có con cái, song chi tiêu gia đình mỗi tháng của cặp vợ chồng trẻ này luôn ở mức 20 triệu. Điều này khiến họ phải "lột sạch" ví.
Đó chính là thực tế bài toán chi tiêu gia đình của vợ chồng Minh Đạt (27 tuổi) - Thanh Hằng (25 tuổi). Hiện vợ chồng Minh Đạt và Thanh Hằng đang sống cùng nhà tại phố Đội Cấn, Hà Nội.
Trước đây khi chưa lấy chồng, lương của Thanh Hằng 5 triệu/tháng mà người phụ nữ trẻ này vẫn để ra được khoảng 2 triệu vì ở chung với bố mẹ.
Song từ khi lập gia đình, dù lương hiện đã được 8,5 triệu, lương của chồng Hằng được 12 triệu mà vợ chồng son này vẫn chỉ đủ chi tiêu dù lúc này người vợ trẻ 27 tuổi đã được sử dụng 2 ví với tổng thu nhập 20,5 triệu/tháng.
“Lấy chồng xong mình thấy, đúng là có nhiều tiêu nhiều, có ít tiêu ít. Như vợ chồng trẻ nhà mình thì tiêu vô cùng. Song tiết kiệm lắm giờ cũng phải 18 triệu/tháng. Lập gia đình có bao khoản phát sinh làm mình không khỏi méo mặt mỗi tháng. Có những khoản không thể kiểm soát được, tiền cứ không cánh mà bay hết. Mình đang lo khi có con hoặc lúc ốm đau thì lấy đâu ra tiền” - Người vợ trẻ này phàn nàn.
Lấy chồng xong, dù được quản lý 2 ví nhưng người phụ nữ này vẫn hết sạch ví mỗi tháng (Ảnh minh họa)
Cụ thể kế hoạch chi tiêu chi tiết của vợ chồng son:
1. Tiền ăn hàng ngày: 250k x 30 ngày = 7,5 triệu/tháng
Tiền ăn hàng ngày vợ chồng Hằng đóng góp cho bố mẹ hơi nhiều vì nhà có bố mẹ đẻ, vợ chồng chị Hằng và 1 cô giúp việc. Tiền ăn này đủ cho việc ăn 2 món mặn, 1 món canh, 1 món súp trong ngày.
2. Tiền học cho chồng học cao học: 2-3 triệu/tháng
Do chồng Hằng vẫn học cao học buổi tối và các khoản thu chi tiền học thường đóng gộp theo mỗi kỳ. Song nếu chia ra tiền học của chồng Hằng cũng trong khoảng từng đó.
3. Tiền hoa quả ăn thêm: 1 triệu/tháng
4. Tiền xăng xe hai vợ chồng: 700 ngàn đồng/tháng
5. Tiền thuốc cho mẹ đẻ bị bị đột quỵ: 2 triệu tháng (tháng đều như vắt chanh và không giảm tải được)
6. Tiền ma chay cưới hỏi, đi lễ (rằm và mùng 1): 2 triệu/tháng
7. Tiền điện, gas: 1 triệu/tháng
8. Điện thoại hai vợ chồng: 500 ngàn đồng (chỉ nạp lúc khuyến mãi)
9. Tiền biếu ông bà nội: 1 triệu
10. Tiền vợ chồng ăn trưa: 1 triệu
11. Tiền nước, net, truyền hình cáp: 500 ngàn đồng/tháng
Tổng chi tiêu: 20.200.000 đồng/tháng (dư 300k)
Bài toán điều chỉnh cắt giảm chi phí để có khoản để dành khi sinh con
Vì chưa có con nhỏ, lại không phải thuê nhà nên vợ chồng Hằng cũng nhận thấy mức chi tiêu nhà mình chưa hợp lý trong nhiều khoản. Bởi thế người vợ trẻ này đang có kế hoạch rà lại bảng chi tiêu để giảm chi phí hàng tháng mong để dành được một khoản từ 2-3 triệu đồng/tháng.
Hiện, người vợ trẻ này đang đau đầu nghĩ cách cắt giảm các khoản sau:
- Cắt giảm các khoản chi tiêu cho lương thực và ăn uống hàng ngày từ 7,5 triệu xuống còn 6 triệu/tháng = dư 1,5 triệu
+ Sáng ăn cơm tại nhà với bố mẹ và giúp việc. Như vậy vợ chồng sẽ tiết kiệm được ít nhất 500k - 1 triệu ăn sáng.
+ Mang cơm ở nhà đi ăn trưa. Chồng Hằng ngại nên chỉ có mình Hằng mang cơm đi. Điều này đồng nghĩa với việc Hằng sẽ tiết kiệm được 500k cho cơm trưa văn phòng.
- Cắt giảm tiền gas và điện xuống 1 triệu giảm xuống 700k/tháng = dư 300k
+ Nhà Hằng khá rộng nên đề nghị giúp việc không dùng gas mà tìm các nguyên liệu khác thay thế như bếp than tổ ong. Mỗi tháng sẽ tiết kiệm khoảng được 100 ngàn tiền gas.
+ Khi trời nóng vợ chồng mới bật điều hòa, tiết kiệm được khoảng 200k tiền điện/tháng
- Cắt giảm tiền điện thoại: Từ 500k xuống còn 400k = dư 100k
Chỉ gọi điện thoại khi cần thiết, không buôn bán, không nấu cháo điện thoại như trước.
- Cắt khoản tiền mua hoa quả ăn thêm của chồng: Để dành được 1 triệu (Tiền hoa quả sẽ cố gắng bảo giúp việc cân đối chi tiêu vào tiền ăn bằng cách mua hoa quả đúng mùa)
Tổng cộng số tiền tiết kiệm được mỗi tháng sau khi điều chỉnh các khoản: 2,4 triệu + 300k = 2,7 triệu đồng/tháng
Hiện vợ chồng trẻ này đang đau đầu nghĩ cách điều chỉnh và chi tiêu tiết kiệm để có khoản để dành mỗi tháng (Ảnh minh họa)
Dự kiến thêm:
- Tìm công việc kinh doanh thêm để bắt phải tiền đẻ ra tiền trong thời gian tới: Hiện vợ chồng Hằng đang cân nhắc và đầu tư cho công việc kinh doanh bán hàng online. Ban ngày sẽ nhận order và chiều, tối tranh thủ đi giao hàng. Hằng nghĩ điều này sẽ mang lại lợi nhuận và ngày càng gia tăng lợi nhuận nếu kinh doanh thêm thành công.
- Mỗi tháng lĩnh lương xong, cố gắng trích ra 2,7 triệu đồng ngay lập tức dù cảm thấy bị khó thở vì luôn ở trong tình trạng sạch ví.
Người vợ trẻ này kêu ca: “Mình đang dự kiến một tháng chỉ chi tiêu như vậy và từ tháng này sẽ quyết tâm thực hiện được như thế. Song không biết có vượt quá không đây hay vẫn đầu 2 thì chết. Chị em nào có cách chi tiêu thông minh tư vấn điều chỉnh tiếp được khoản nào hay khoản ấy giúp vợ chồng mình với. Mình xin cám ơn” .
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.
GD&TĐ - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu; xác định niềm đam mê, xu hướng chọn lựa ngành nghề, các chuyên gia giúp học sinh có định hướng tương lai rõ ràng.
GD&TĐ - Ông Lữ Quang Ngời - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, tỉnh cam kết tập trung xây dựng đội ngũ doanh nhân theo hướng bền vững, tạo môi trường bình đẳng, thông thoáng...