VN tăng trưởng kinh tế 7,2%/năm giai đoạn 2011- 2015

VN tăng trưởng kinh tế 7,2%/năm giai đoạn 2011- 2015
(GD&TĐ)- Economist mới công bố báo cáo về Việt Nam trong đó đưa ra một số nhận định và dự báo về chính trị, kinh tế, tỷ giá, lạm phát tại Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2015.
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng trung bình 7,2%/năm giai đoạn 2011 đến 2015
XNK t2.jpg
Economist dự báo, Việt Nam sẽ tăng trưởng kinh tế bình quân 7,2%/năm trong 5 năm tới.
Tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 dự kiến ở mức trung bình khoảng 7,2%/năm bởi tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Tiêu dùng cá nhân sẽ tăng trưởng tốt do thị trường lao động cải thiện và mức lương thực tăng.
Khi điều kiện kinh tế trên toàn cầu tăng, nhu cầu đối với hàng hóa của Việt Nam tăng, lĩnh vực sản xuất sẽ có thêm điều kiện phát triển. Sản xuất phát triển, nhu cầu lao động tăng lên sẽ giúp mức lương tăng trưởng.
Ngoài ra, kiều hối về Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Cùng lúc đó, ngành dịch vụ tài chính phát triển, tín dụng tiêu dùng trở nên thuận lợi hơn, tiêu dùng cá nhân có thêm yếu tố hỗ trợ.
Bất chấp những lo lắng về chất lượng môi trường kinh doanh tại Việt Nam và dự án có vốn đầu tư nước ngoài, sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với Việt Nam nhìn chung vẫn khá tốt.
Nhu cầu của thị trường Mỹ và châu Âu đối với hàng hóa Việt Nam sẽ vẫn lên cao hơn. Tuy nhiên cùng lúc đó, nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam sẽ vẫn ở mức cao, xuất khẩu ròng sẽ vẫn tác động nhất định lên tăng trưởng GDP thực trong giai đoạn trên.
Lạm phát
Economist dự báo chỉ số giá tiêu dùng có thể chạm 14,3% trong năm 2011 (cao hơn so với dự báo 12,3% trước đó).
Giai đoạn 2012 - 2015, chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng ở mức trung bình 7,8%/năm. Từ đầu năm 2011 đến nay, chỉ số giá tiêu dùng tăng bởi giá cả tại thị trường nội địa dễ chịu tác động tiêu cực từ biến động của giá hàng hóa quốc tế.
EIU dự báo giá dầu thô (Brent Blend) có thể tăng 13% trong năm nay, giá thực phẩm có thể tăng tới 27% từ mức 20% theo dự báo trước đó.
Giá hàng hóa toàn cầu sẽ giảm trong năm 2012 và ở mức khá ổn định từ năm 2013 đến 2015. Áp lực bình ổn giá cả sẽ giảm nhưng nhu cầu mạnh sẽ vẫn đẩy mặt bằng giá chung lên cao hơn.
Mức tăng trưởng tín dụng mục tiêu năm 2011 chỉ được hạ thấp một chút, từ 23% xuống dưới 20%. Economist dự báo tăng trưởng tín dụng sẽ vẫn ở mức trung bình 21% từ năm 2011 đến năm 2015. Economist dự báo tiền đồng sẽ hạ 4,3% trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015.
Theo dddn/Economist

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.