(GD&TĐ - Hội nghị Hà Nội thể hiện sự cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với việc triển khai sáng kiến thống nhất hành động của Liên hiệp quốc tại Việt Nam, đồng thời góp phần vào các nỗ lực hiện nay nhằm tăng cường sự thống nhất hiệu quả và phù hợp với Nghị quyết của LHQ.
Sáng ngày 14/6 tại Hà Nội, Phát biểu khai mạc Hội nghị quốc tế cấp cao Sáng kiến thống nhất hành động của Liên Hiệp Quốc: bài học kinh nghiệm và hướng tới tương lai, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương đã khẳng định tinh thần trên.
|
Toàn cảnh Hội nghị quốc tế cấp cao Sáng kiến thống nhất hành động của Liên Hiệp Quốc: bài học kinh nghiệm và hướng tới tương lai. (Ảnh, gdtd.vn) |
Dự Hội nghị có bà Helen Clark, Tổng giám đốc UNDP, Chủ tịch Nhóm phát triển (UNDG) của LHQ và hơn 260 đại biểu đến từ 8 nước thí điểm, 8 nước tự nguyện thực hiện Sáng kiến Thống nhất hành động của LHQ và 22 nước tài trợ cùng đại diện cấp cao của LHQ, các tổ chức quốc tế, các đoàn Ngoại giao tại Việt Nam.
Kể từ khi được thực hiện năm 2007 (ban đầu là 8 nước thành viên đồng sáng kiến và tự nguyện triển khai), đến nay ngày càng có nhiều nước tự nguyện triển khai Sáng kiến thống nhất hành động của LHQ. Cứ 3 năm một lần, Đại hội đồng LHQ lại tổ chức đánh giá việc triển khai các hoạt động tác nghiệp vì sự phát triển của hệ thống LHQ.
|
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương khai mạc hội nghị. (Ảnh, gdtd.vn) |
Phát biểu tại Hội nghị, thay mặt Hội đồng LHQ, bà Helen Clark kêu gọi các nước thành viên ủng hộ cho ý tưởng Thống nhất hành động của LHQ.
Bà Hellen dẫn chứng: Rwanda và Việt Nam là hai nước (cập nhật gần đây nhất) đã đạt được khá nhiều thành tựu, về mọi mặt, nhờ sáng kiến này. ở các quốc gia có sự hiện diện của LHQ hiện nay, đa phần còn quá chú trọng vào các thủ tục dẫn đến độ trễ trong hiệu quả công tác hợp tác giữa hai bên; Áp dụng sáng kiến này vào hoạt động giữa các bên, tuy rằng các điều phối viên có trách nhiệm nặng nề hơn, song sẽ giúp cho các thủ tục hành chính linh hoạt hơn trong các hoạt động, và không còn sự trùng lặp các thủ tục này. Nhờ đó sẽ tiết giảm được chi phí quản lý và các khoản chi khác để nâng cao hơn hiệu quả các khoản viện trợ cho các đối tượng thụ hưởng.
Tuy nhiên, bà Hellen cho rằng mô hình Thống nhất hành động của LHQ đang rất cần ý kiến đóng góp của các nước sáng kiến, tự nguyện tham gia triển khai và các nước thành viên khác để xây dựng mô hình hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn trong hoạt động.
|
Các đại biểu tham dự hội nghị. (Ảnh, gdtd.vn) |
Đại diện của Rwanda đánh giá: Chương trình hoạt động này đã tác động không nhỏ tới các thành tựu kinh tế của Rwanda, sau khi triển khai. Nước này đã có tốc độ phát triển GDP 7,5%, vượt xa so với kế hoạch đề ra cho kế hoạch 5 năm, đồng thời, không những đảm bảo an ninh lương thực, Rwanda còn có lương thực xuất khẩu.
Đại diện các nước tài trợ mong muốn: các nước thành viên LHQ tham gia chương chình THống nhất LHQ để giảm thiểu chi phí quản lý, điều hành nhằm tăng hiệu quả các nguồn vốn tài trợ.
Chương trình nghị sự của Hội nghị này sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 14- 16/6.
Phương châm 5 chung của chương trình: Một kế hoạch chung; một bộ quy chế quản lý chung; một ngân sách chung/quỹ kế hoạch chung; một ngôi nhà xanh chung của LHQ; một cán bộ lãnh đạo chung (Điều phối viên thường trú). |
Bá Hải