Việt Nam mong muốn thu hút công nghệ, không khuyến khích thu hút lao động

GD&TĐ -“Khi triển khai các FTA thế hệ mới, Việt Nam mong muốn thu hút công nghệ chứ không khuyến  khích thu hút lao động”.

Ban chủ tọa Hội thảo cam kết lao động của Việt Nam trong hai Hiệp định CPTPP và EVFTA
Ban chủ tọa Hội thảo cam kết lao động của Việt Nam trong hai Hiệp định CPTPP và EVFTA

Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Doãn Mậu Hiệp tại Hội thảo “Cam kết lao động của Việt Nam trong hai Hiệp định CPTPP ( Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) và EVFTA ( Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Liên minh Châu Âu)" do Bộ LĐTB&XH vừa tổ chức tại TPHCM.

Gần 200 đại biểu tham dự Hội thảo đến từ Ban quản lý Khu Công nghiệp, Khu chế xuất, VCCI, Hiệp hội ngành hàng Dệt, May, Da giày, Cao su, chế biến gỗ… cũng như lãnh đạo 23 Sở LĐTB&XH từ Khánh Hòa trở vào cùng dự.

Theo Thứ trưởng Doãn Mậu Hiệp, việc Việt Nam tham gia CPTPP và EVFTA là cơ hội để Việt Nam hiện đại hóa pháp luật về lao động, nâng cao chất lượng lao động, tăng năng suất lao động. Các cam kết chính của Việt Nam trong CPTPP và EVFTA góp phần duy trì và tăng trưởng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Qua đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đặc biệt, Hội thảo là dịp để các nhà nghiên cứu, chuyên gia, cùng doanh nghiệp, các cơ quan chức năng thảo luận, góp ý nội dung cam kết của Việt Nam trong hai Hiệp định này.  Mà trước mắt là để phục vụ quá trình sửa đổi Bộ Luật lao động của Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Cường- Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế Bộ LĐTB&XH chia sẻ tại hội thảo
 Ông Nguyễn Mạnh Cường- Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế Bộ LĐTB&XH chia sẻ tại hội thảo

Có chung góc nhìn với Thứ trưởng  Doãn Mậu Hiệp, TS Đào Quang Vinh- Viện trưởng Viện Khoa học, lao động và xã hội ( Bộ LĐTB&XH) cho rằng: Khi được chính thức ký kết và đưa vào áp dụng, các Hiệp định này sẽ tạo ra một khu vực tự do thương mại lớn trên thế giới. Qua đó tạo thêm nhiều việc làm, đặc biệt là những ngành Việt Nam có lợi thế về nhân lực và chí phí lao động như: dệt may, da giày, sản xuất đồ gỗ, chế biến thực phẩm, cà phê…

Quan trọng hơn, khi “hòa mình” vào dòng chảy của nền kinh tế thế giới, mức lương của người lao động Việt Nam sẽ được cải thiện nhiều hơn bên cạnh những thành tựu tiến bộ công nghệ được lĩnh hội qua công việc. Doanh nghiệp thì có thêm nhiều nguồn vốn đầu tư….

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ