Việt Nam chiết tách thành công tinh chất quý trứng kiến gai đen

Việt Nam chiết tách thành công tinh chất quý trứng kiến gai đen

(GD&TĐ)-Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, từ đề tài khoa học về nghiên cứu và ứng dụng về kiến gai đen, sau một thời gian dài nghiên cứu, Viện hóa học thuộc Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam đã chiết tách thành công tinh chất trứng kiến gai đen.

Trứng kiến gai đen
Trứng kiến gai đen

Sản phẩm từ kiến gai đen theo nhiều nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới, có khả năng chữa nhiều bệnh như suy giảm chức năng sinh dục, điều hòa huyết áp, suy giảm trí nhớ, chống lão hóa, trẻ lâu...

Năm 2007, các nhà khoa học Việt Nam đã phối hợp cùng Viện Khoa học - Công nghệ sinh học Đức tìm ra hoạt chất tryptophan trong trứng của loài kiến gai đen. Đây là một loại amino acid giúp cơ thể nhanh chóng vượt qua sự mệt mỏi, stress. Theo nghiên cứu này, trong trứng kiến gai đen có tới 42 – 67% chất đạm với hơn 30 loại acid amin và 31 nguyên tố vi lượng, ngoài ra còn chứa hàm lượng vitamin phong phú như A, D, E, B1, B2, B12. Trong đó có 8 loại axit amin thiết yếu, có loại cơ thể không tự tổng hợp được.

Qua quá trình có các thử nghiệm lâm sàng tại Viện Y học cổ truyền Trung ương và các thử nghiệm khác cho thấy, trứng kiến gai đen có tác dụng tăng cường năng lượng cho người lao động trí óc, người trung niên, người cao tuổi, người suy nhược cơ thể, tăng cường chức năng sinh lý hay các vấn đề về cơ, xương, khớp, chống lão hóa,… Cũng qua các thử nghiệm cho thấy hoạt chất Tryptophan giúp xua tan căng thẳng, mệt mỏi lo âu và giữ được trạng thái bình tĩnh, tăng cường trí nhớ. Thiếu hoạt chất này, con người sẽ dẫn đến thiếu serotonin có thể gây ra trầm cảm, stress, mất ngủ, một số bệnh về thần kinh và các bệnh khác.

Đề tài nghiên cứu đã mở ra hướng phát triển hỗ trợ cho vùng kiến gai đen sinh trưởng tự nhiên như Yên Thế - Bắc Giang, Lục Ngạn, Lạng Sơn... Tương lai có thể mở rộng ra các vùng miền Trung, Nam Trung Bộ.

Đề tài cũng nhận được sự quan tâm hỗ trợ của Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Bộ Khoa học & Công nghệ) để phát triển nhân rộng và thương mại hóa được sản phẩm nghiên cứu.


Đan Thảo
 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ