Theo Sina, đây là lần đầu tiên Viện này trao giải thưởng cho nhà lãnh đạo của một quốc gia không thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
Viện Tiểu sử của Nga, được thành lập vào năm 1992, là một tổ chức phi chính phủ và phi thương mại có trụ sở tại Moscow.
Trước Chủ tịch Tập, 4 nhà lãnh đạo của các quốc gia bao gồm Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và Tổng thống Armenia Serzh Sargsyan đã vinh dự được trao giải thưởng này.
Tổng cộng, Viện Russian Biographical Institute đã trao giải thưởng trên cho 42 cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, khoa học, từ thiện, y học và y tế và quốc phòng.
"Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển thần tốc và có ảnh hưởng toàn cầu ngày càng gia tăng. Do đó, đương nhiên, nhà lãnh đạo của Trung Quốc cũng ngày càng được chú ý", ông Zheng Yu, một nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc bình luận.
Về quan hệ Nga - Trung, Tân Hoa xã hồi tháng 10, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nga Medvedev tới Bắc Kinh đã đăng bình luận cho rằng quan hệ giữa 2 quốc gia láng giềng khổng lồ đã bước vào “thời khắc vàng” để đưa hợp tác thực tiễn phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, dựa trên sự tin cậy lẫn nhau và đem lại kết quả thiết thực.
Trong khi đó, cả Tổng thống Putin lẫn Thủ tướng Medvedev đều nhấn mạnh quan hệ giữa 2 nước đang ở vào giai đoạn tốt nhất trong lịch sử.
Trong chuyến thăm cấp nhà nước của Thủ tướng Medvedev tới Bắc Kinh, Trung Quốc và Nga đã ký 21 thỏa thuận bao gồm thông cáo chung, nghị định thư, bản ghi nhớ, để thúc đẩy quan hệ song phương…
Trước đó, tân Tổng thống Vladimir Putin đã chọn điểm đến Trung Quốc trong chuyến xuất ngoại công vụ đầu tiên sau khi đắc cử và Tân Chủ tịch Tập Cận Bình cũng làm điều tương tự đối với nước Nga. Các cuộc tập trận chung rầm rộ có bắn đạn thật giữa hải quân, lục quân 2 nước trong tháng 7 và 8 vừa rồi càng cho thấy mức độ “thân thiết” giữa 2 quốc gia này.