Việc làm là khâu then chốt

Việc làm là khâu then chốt

(GD&TĐ) - Bộ GD&ĐT vừa tổng kết 6 năm thực hiện Nghị định số 134/2006/NĐ - CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ về quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trên thực tế triển khai tại các địa phương vẫn còn nhiều vấn đề cần trao đổi từ khâu tuyển sinh; tổ chức và kinh phí đào tạo đến phân công công tác cho người được cử đi học sau khi tốt nghiệp. Các địa phương đã chia sẻ những kiến nghị và kinh nghiệm xung quanh vấn đề này.

Đăk Nông: Khó khăn trong quản lý SV cử tuyển

Học sinh Trường PTDTNT Điện Biên
Học sinh Trường PTDTNT Điện Biên
 

Việc cập nhật số lượng sinh viên đang theo học thực tế ở cơ sở đào tạo rất khó khăn. Hầu như các cơ sở đào tạo không thông báo cung cấp kịp thời các thông tin về sinh viên của tỉnh nên việc ký kết hợp đồng để chuyển tiền chế độ cho sinh viên thường xuyên chậm trễ.

Đặc biệt, trong năm 2011, sau khi thực hiện theo Nghị định 49, các cơ sở đào tạo hầu như không có liên lạc gì với tỉnh vì không còn thu học phí thông qua việc ký kết hợp đồng mà sinh viên tự đóng tại trường và nhận lại tại địa phương. Các khoản tiền trợ cấp theo chế độ của sinh viên đều do các em tự liên hệ với Sở để được chi trả trực tiếp thông qua chuyển khoản.

Vì vậy, sinh viên gặp khó khăn trong việc liên hệ, xác nhận để được nhận khoản tiền trợ cấp này. Một trong những giải pháp mà tỉnh Đăk Nông đề nghị đó là: Bộ GD&ĐT cần có văn bản cụ thể, phân trách nhiệm rõ ràng cho các cơ sở đào tạo trong việc ký kết hợp đồng chi trả các khoản chế độ, phối hợp chặt chẽ với các tỉnh có sinh viên cử tuyển.

Cụ thể, đầu năm các cơ sở đào tạo cần tổng hợp số lượng sinh viên của các tỉnh đang theo học tại trường gửi về cho tỉnh; gửi các văn bản báo cáo về tình hình thu học phí và các chế độ khác để tỉnh biết và làm hợp đồng hoặc trường trực tiếp làm hợp đồng. Nếu có sinh viên thôi học thì gửi thông báo bằng văn bản cho Sở biết điều này sẽ tạo điều kiện cho các tỉnh quản lý chặt chẽ, khoa học về đối tượng các SV cử tuyển.

Điện Biên: Có cơ chế xét tuyển rõ ràng

Bộ GD&ĐT vừa tổng kết 6 năm thực hiện Nghị định số 134/2006/NĐ - CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ về quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trên thực tế triển khai tại các địa phương vẫn còn nhiều vấn đề cần trao đổi từ khâu tuyển sinh; tổ chức và kinh phí đào tạo đến phân công công tác cho người được cử đi học sau khi tốt nghiệp. Các địa phương đã chia sẻ những kiến nghị và kinh nghiệm xung quanh vấn đề này.

Điện Biên không có sức thu hút kỹ sư, cử nhân ở tỉnh ngoài đến công tác, thậm chí con em các dân tộc tỉnh Điện Biên đi học các trường đại học ngoài tỉnh, sau khi tốt nghiệp không trở về Điện Biên công tác, do đó dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực thuộc các ngành Y, Dược, Kinh tế, Kĩ thuật ở trình độ cao.

Trong giai đoạn từ năm 2007-2011, chỉ tiêu đào tạo cử tuyển mỗi năm của tỉnh từ 70 đến 100 học sinh. Công tác cử tuyển của tỉnh được thông báo công khai, sâu rộng đến UBND các huyện, các cơ sở giáo dục, đến từng thôn bản (từ khâu khảo sát nhu cầu đào tạo, phân bổ chỉ tiêu, xét tuyển, cử đi học, chế độ chính sách cho người học), tạo điều kiện để tất cả học sinh trong đối tượng cử tuyển được đăng kí xét tuyển và có cơ hội đi học.

Việc thu nhận hồ sơ, tổ chức xét tuyển được tổ chức nghiêm túc, đảm bảo đúng quy trình, bám sát đúng theo hướng dẫn của văn bản chỉ đạo cấp trên quy định về đối tượng, tiêu chuẩn, vùng tuyển, thứ tự ưu tiên trong xét tuyển; kết quả xét tuyển của Hội đồng tuyển sinh cấp tỉnh được thông báo công khai, rộng rãi. 

Hàng năm, UBND tỉnh ủy quyền cho Sở GD&ĐT thực hiện việc  kí kết hợp đồng đào tạo cử tuyển với các trường đại học, cao đẳng. Đồng thời bố trí ngân sách chi trả cho công tác đào tạo cử tuyển đảm bảo định mức theo quy định. Kinh phí phục vụ công tác đào tạo như: học phí, học bổng chính sách, trợ cấp tiền ăn, ở, đi lại, mua sách vở, đồ dùng học tập, bảo hiểm y tế được đưa vào hợp đồng và chi trả kịp thời cho các cơ sở đào tạo. Sinh viên cử tuyển của tỉnh được hưởng đầy đủ chính sách của Nhà nước quy định tại Nghị định 134/2006/NĐ - CP.

Sau khi sinh viên tốt nghiệp ra trường, Sở GD&ĐT cử cán bộ trực tiếp đến các trường nhận bàn giao hồ sơ và bằng tốt nghiệp, sau đó Sở bàn giao hồ sơ cho Sở Nội vụ bố trí tuyển dụng. Đối với sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm, Sở GD&ĐT tuyển dụng và bố trí công tác theo chuyên ngành đào tạo. Số sinh viên cử tuyển sau tốt nghiệp đều được bố trí sử dụng tại các cơ quan đóng trên địa bàn thuộc các xã, huyện, tỉnh; 100% số sinh viên được đào tạo các ngành Sư phạm, Y - Dược đều được bố trí sử dụng.

Gia Lai: Ưu tiên cử tuyển SV dân tộc rất ít người

Do ở các vùng trong tỉnh, chủ yếu là người dân tộc Jrai, số lượng người dân tộc Bahnar rất ít nên việc phân bổ cử tuyển hàng năm chưa đồng đều đối với các huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Chẳng hạn, huyện Kông Chro hầu như không có học sinh đăng ký theo đúng đối tượng quy định.

Vì vậy, các năm gần đây, Hội đồng tuyển sinh tỉnh đã đưa ra chủ trương ưu tiên xét duyệt học sinh dân tộc Bahnar trước (ưu tiên lấy hết), sau đó mới xét duyệt đến các DTTS khác vì nguồn tốt nghiệp dân tộc Bahnar không nhiều hoặc đã tốt nghiệp nhưng không thuộc vùng tuyển hoặc không đủ điều kiện về mặt học lực. 

Để thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng số học sinh, sinh viên của tỉnh được cử đi đào tạo theo hệ cử tuyển sau khi tốt nghiệp ra trường, Sở GD&ĐT làm văn bản gửi các trường đại học, cao đẳng có học sinh, sinh viên cử tuyển của tỉnh Gia Lai thực hiện bàn giao hồ sơ và văn bằng tốt nghiệp của học sinh về cho Sở, không trả hồ sơ và phát bằng tốt nghiệp trực tiếp cho học sinh, sinh viên (trừ ngành Y phân công cho Sở Y tế có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý).

Sau khi tiếp nhận xong hồ sơ và văn bằng tốt nghiệp của học sinh, sinh viên, Sở GD&ĐT tổng hợp danh sách sinh viên đã tốt nghiệp của các trường đại học, cao đẳng theo từng ngành, nghề và giao cho Sở Nội vụ chịu trách nhiệm phân công công tác.

“Nhìn chung, số học sinh cử tuyển ra trường đã được bố trí công việc ổn định góp phần bổ sung nguồn cán bộ dân tộc thiểu số cho các địa phương, nhất là cán bộ các chuyên ngành cụ thể. Một số địa phương đã thực hiện tốt công tác tiếp nhận sinh viên khi tốt nghiệp chương trình đại học, cao đẳng như Hà Giang, Hòa Bình…Tuy vậy, công tác nắm học sinh học cử tuyển và bố trí việc làm sau khi ra trường vẫn còn những hạn chế nhất định, một số địa phương học sinh sau khi tốt nghiệp không trở về công tác tại địa phương nhưng chưa có biện pháp điều chỉnh, ngược lại có những trường hợp trở về địa phương lại không được bố trí công việc với nhiều lý do, trong đó phổ biến là không có chỉ tiêu biên chế.

Việc giải quyết việc làm cho sinh viên cử tuyển sau khi ra trường thực tế còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Theo quy định của Nghị định 134 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức tiếp nhận và phân công công tác cho người được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp, nhưng ở cấp cơ sở hầu hết đều đã ổn định biên chế. Mặt khác, theo quy định hiện hành, việc tuyển dụng công chức viên chức đều phải thi tuyển, nên việc giải quyết việc làm cho sinh viên cử tuyển sau khi tốt nghiệp gặp nhiều khó khăn.”
(Đồng chí Sơn Phước Hoan - Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
Thu Trà

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.