Theo tờ Military.dwnews.com (Trung Quốc) chiếc máy bay thuộc Hạm đội Đông Hải của Trung Quốc đã bị rơi khoảng lúc 22h37 ngày 5/6 (giờ địa phương) khi đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo chiến thuật. Máy bay bị rơi ở vùng núi phía Nam thành phố Yiwu, tỉnh Chiết Giang (một tỉnh ven biển phía đông Trung Quốc) rất may không gây ra những thiệt hại khác trên mặt đất.
Cụ thể, hiện Không quân Trung Quốc được trang bị nhiều trang thiết bị mới, đòi hỏi phải tăng cường độ đào tạo hàng ngày, trong đó số giờ trung bình phi công phải bay hàng năm đã tăng hơn 60%.
Tờ Military.dwnews.com cho biết, trong khi Không quân tăng cường độ đào tạo thì các hệ thống đào tạo và hậu cần sẽ được hình thành nhưng phải đòi hỏi thời gian dài, từ đó dẫn tới việc tạo ra áp lực tăng mạnh đối với lực lượng không quân.
Vì thế, trong một thời gian ngắn, hệ thống hỗ trợ hậu cần của Trung Quốc dường như không thể đáp ứng được nhu cầu đào tạo thường xuyên, quá trình đào tạo không quân lại trải qua rất nhiều lớp khác nhau, như thế dẫn tới sự gia tăng các vụ tai nạn.
Hơn nữa khi chuyển đổi chiến lược, nhất là sau những năm 1980, Không quân Trung Quốc đã đưa một số lượng lớn các máy bay mới vào hoạt động cũng dẫn đến một sự gia tăng đáng kể tỷ lệ tai nạn.
Theo Military.dwnews.com, tình trạng này của Trung Quốc cũng giống như một số nước khác khi quá tăng cường bổ sung máy bay mới và tăng áp lực đào tạo thì cũng dễ dẫn tới tai nạn tăng.
Chẳng hạn như Mỹ, một nước có sức mạnh không lực mạnh nhất thế giới, nhưng tỷ lệ tai nạn trong đào tạo cũng vào loại cao nhất trên thế giới. Từ sau năm 1982, mỗi năm Mỹ có tới 13 vụ tai nạn chiến đấu cơ F-16. Mặc dù vậy từ năm 1992, số vụ tai nạn của F-16 khi đào tạo đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, với mức 3 trường hợp mỗi năm.
Phi đội JH-7 và J-11 của Trung Quốc phô trương sức mạnh trong một cuộc tập trận năm 2012.
Tất nhiên, theo Military.dwnews.com, dù có những sự cố nhưng đổi lại sức chiến đấu của Không quân Ấn Độ đã được nâng cao đáng kể. Thời gian bay trung bình của phi công Ấn Độ đạt hơn 180 giờ, một số phi đội còn đạt 200 giờ gần đạt theo tiêu chuẩn của NATO.
Ngoài Ấn Độ, sức mạnh tổng thể của Không quân Hàn Quốc cũng đang phát triển rất nhanh trong những năm gần đây, ngoài những loại máy bay cao cấp như chiến đấu cơ F-15K, Không lực Hàn Quốc còn đượng trang bị một loại máy bay huấn luyện mới T-50.
Được biết, JH-7 của Trung Quốc là loại tiêm kích ném bom được sản xuất nội địa để phục vụ cho Không quân Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Đây cũng không phải lần đầu tiên JH-7 của Trung Quốc gặp nạn.
Ngày 19.7.2009, một chiếc JH-7 đã bị rơi khi đang bay biểu diễn trong một cuộc triển lãm hàng không tại Trung Quốc khiến 2 phi công thiệt mạng. Ngày 14.10.2011, một chiếc JH-7A cũng bị rơi khi đang bay biểu diễn tại triển lãm hàng không Trung Quốc khiến một phi công thiệt mạng.