Vì sao nữ Tổng thống dễ bị phế truất vì tham nhũng?

Trong khoảng thời gian vừa qua, thế giới đã chứng kiến sự ra đi của 2 vị nữ Tổng thống, một ở Brazil, một ở Hàn Quốc, tất cả đều do bê bối tham nhũng, trong khi hiếm thấy các trường hợp nam Tổng thống bị phế truất trong quá trình luận tội như vậy. Điều này khiến nhiều nhà quan sát đặt ra câu hỏi rằng quy chuẩn đạo đức về nam nữ vẫn quá cách biệt?

Vì sao nữ Tổng thống dễ bị phế truất vì tham nhũng?
Vi sao nu Tong thong de bi phe truat vi tham nhung? - Anh 1

Hai nữ lãnh đạo của 2 nền kinh tế thuộc G20 đã bị phế truất trong quá trình luận tội. (Nguồn: HuffPost)

Giới quan sát quốc tế trong những ngày qua thường có câu nói nửa đùa nửa thật rằng: Khi đàn ông nắm quyền lực, người ta dễ bỏ qua hơn khi họ dính bê bối tham nhũng. Nếu xét những sự kiện thế giới xảy ra mới đây như ở Hàn Quốc hay Brazil, 2 quốc gia có nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử để rồi sau đó cũng biến thành những nữ lãnh đạo đầu tiên bị phế truất và luận tội, thì câu nói trên có vẻ đã đúng. Ngay như ở một nước hiện đại và dân chủ bậc nhất như nước Mỹ, ông Donald Trump, vốn là người được xem là khó có khả năng trở thành Tổng thống, cũng đã đánh bại đối thủ của mình, bà Hillary Clinton, bằng cách mô tả bà như một người đầy bê bối về tham nhũng.

Hôm thứ Sáu tuần trước, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã chính thức phế truất Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, nói rằng bà đã “phản bội lại niềm tin của người dân”. Chức vụ của bà, theo Tòa án trên, “không thể được lưu giữ nếu muốn bảo vệ Hiến pháp”.

Đương nhiên, việc phế truất bà Park là một bước tiến bộ, bởi nạn tham nhũng cũng giống như thứ thuốc độc đối với nền dân chủ, kinh tế và xã hội của một nước. Nhưng đáng chú ý ở đây là cách thức mà các nhà lập pháp nước này thể hiện sự phẫn nộ liên quan tới vấn đề đạo đức của bà Park, ngay trong bối cảnh mà đất nước này lần đầu tiên trong lịch sử được dẫn dắt bởi một người phụ nữ.

Vụ bê bối này đã làm chấn động tới tận cốt lõi của đất nước Hàn Quốc và có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt địa chính trị. Bà Park vốn là người có quan điểm cực cứng rắn với Triều Tiên, trong khi phe đối lập lại mong muốn hướng tiếp cận trái ngược và giờ phe đối lập có khả năng lớn sẽ lên nắm quyền sau kỳ bầu cử tổ chức trong vòng 60 ngày tới. Hàn Quốc giờ luôn phải trong tư thế sẵn sàng để đối phó với bất kỳ động thái quân sự nào từ phía Triều Tiên.

Mối quan hệ “nồng ấm” giữa chính phủ và giới tập đoàn lớn ở Hàn Quốc vốn chả có gì lạ. Trên thực tế, không có tín hiệu nao cho thấy nạn tham nhũng trở nên tồi tệ hơn dưới thời bà Park bởi Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (CPI) dưới thời của bà vẫn không hề thay đổi. Thế nhưng bà Park vẫn bị lật đổ do sức ép từ phía người dân, những người cho rằng một người phụ nữ dính vào tham nhũng là không thể tha thứ.

Trong số những nền kinh tế lớn của thế giới thuộc nhóm G20 thì mới đây nhất Brazil cũng là quốc gia có vị nữ Tổng thống bị phế truất, cụ thể là bà Dilma Rousseff, với các cáo buộc tham nhũng, điều mà bà bác bỏ cho đến phút trót. Bà bị cáo buộc đã thay đổi các con số ngân sách, gây ra tình trạng thâm hụt nặng nề.

Mặc dù sau đó đã tham gia tái bầu cử, nhưng danh tiếng của bà Rousseff đã sụp đổ hoàn toàn do cuộc khủng hoảng này cùng bị mang tiếng xấu là tham nhũng. Cũng chính vì điều này nên phe đối lập đã quyết định luận tội bà. Kể từ sau đó, đất nước Brazil thực hiện điều tra tham nhũng rầm rộ, khi hàng chục nhà lập pháp và các chính trị gia cấp cao bị cáo buộc tham ô hàng tỷ USD trong mối quan hệ mập mờ với giới doanh nghiệp.

Đương nhiên cả Brazil và Hàn Quốc đều từng tiến hành luận tội các vị Tổng thống là nam trong quá khứ, như Tổng thống Fernado Collor de Mello của Brazil hay Tổng thống Ro Moo-hyun của Hàn Quốc. Nhưng chỉ nữ Tổng thống ở hai nước này lại bị phế truất trong quá tình luận tội. Không những thế, trong năm vừa qua, 17 trên tổng số 20 quốc gia thuộc G20 có lãnh đạo là nữ, nhưng 100% những nữ lãnh đạo này đều bị buộc phải từ bỏ quyền lực trong quá trình luận tội.

Các chuẩn mực về đạo đức của giới chính trị gia cũng trở thành vấn đề hàng đầu trong kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ hồi năm ngoái. Những diễn biến xung quanh bê bối email cá nhân của ứng viên Hillary Clinton đã bị theo dõi hết sức sát sao, hay như các khoản đóng góp bí ẩn cho Quỹ Clinton, các bài phát biểu được phố Wall trả tiền của bà… Trong khi đó, làn sóng chỉ trích về chuẩn mực đạo đức nhằm vào ông Trump dường như lại không mang tới hậu quả gì lớn cho ông.

Lý giải hiện tượng này, một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng, nguyên nhân là do chúng ta luôn quan niệm nữ giới có chuẩn mực đạo đức cao hơn đàn ông, và khi trừng phạt vì vi phạm các quy chuẩn này, chúng ta cũng thường có xu hướng trừng phạt phụ nữ nặng hơn. Và một nguyên dân đơn giản khác là, có thể ở một số nước, nhiều người không cảm thấy dễ chịu khi phải đứng dưới quyền một người phụ nữ.

Theo Ngày Nay

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ