Matt Bissonnette, một trong số lính đặc nhiệm SEAL tham gia cuộc tấn công tiêu diệt Bin Laden đã lý giải bí ẩn này trong cuốn sách No Easy Day.
Trong cuốn sách này, Matt Bissonnette viết: "Trong cái chết đau đớn, ông ta (Bin Laden) vẫn quằn quại và co giật. Tôi cùng một lính đặc nhiệm khác chĩa súng được gắn thiết bị nhắm mục tiêu bằng tia laser vào ngực ông ta và nã nhiều phát đạn. Những viên đạn xé nát ông ta, găm cơ thể ông ta vào sàn nhà cho đến khi bất động”.
Đoạn mô tả này có lẽ khá khiêm tốn so với sự thật. Hai nguồn tin giấu tên nói với trang mạng World Observer Online rằng có ít nhất 100 viên đạn đã găm vào thi thể Bin Laden.
Phải chăng đây là hành động bất hợp pháp? Theo Luật chiến tranh trên bộ (Laws of Land Warfare), một người lính có quyền bắn thêm vài viên đạn sau khi mục tiêu đã gục xuống.
Nếu đối thủ không chịu đầu hàng, việc bắn thêm vài viên đạn vào thi thể để chắc chắn rằng đối thủ không còn là một mối đe dọa là không vi phạm về pháp luật và đạo đức.
Tuy nhiên, những gì xảy ra trong cuộc tấn công tiêu diệt Bin Laden là quá đáng. Rất có thể lính đặc nhiệm SEAL không hề quan tâm đến việc khoan thêm một số lỗ thủng trên xác Bin Laden, nhưng điều đáng ngại là những hành động không thể kiểm soát trong một số đơn vị đặc nhiệm.
|
Hành vi nã đạn vào xác chết đã trở thành thủ tục chuẩn mực (Standard Operating Procedure) trong các đơn vị đặc nhiệm Mỹ. |
Vấn đề thực sự không phải là do xác Bin Laden đã bị lỗ chỗ như miếng pho mát Thụy Sĩ, mà là do hành vi nã đạn vào xác chết đã trở thành thủ tục chuẩn mực (Standard Operating Procedure) trong các đơn vị đặc nhiệm.
Qua đó, người ta có thể lý do vì sao chính quyền Obama đã không cho phép công bố hình ảnh xác chết của Osama bin Laden. Nếu cho phép công bố, cả thế giới sẽ nhìn thấy thi thể Bin Laden lỗ chỗ vết đạn.
Bản thân những hình ảnh này có thể sẽ gây ra một vụ bê bối quốc tế và các cuộc điều tra sẽ được tiến hành dẫn đến việc phát hiện ra các chiến dịch khác, những chiến dịch mà người ta muốn giấu kín bằng mọi giá.
Theo kienthuc.net.vn