Vì sao di dời biểu tượng con tàu ở Mũi Cà Mau?

Biểu tượng con tàu nằm trong Khu du lịch Mũi Cà Mau.
Biểu tượng con tàu nằm trong Khu du lịch Mũi Cà Mau.

Theo đó, tỉnh Cà Mau thống nhất di dời biểu tượng con tàu nằm trong Khu du lịch Mũi Cà Mau tới khu vực đầu bờ kè chống sạt lở Mũi Cà Mau.

Theo UBND tỉnh Cà Mau và các ngành chức năng, di dời biểu tượng con tàu do xây dựng đã lâu, thường xuyên bị ngập khi triều cường dâng cao; vì cốt nền thấp. Vị trí hiện tại của biểu tượng con tàu không còn phù hợp; vị trí mới phù hợp hơn do việc xây dựng bờ kè chống sạt lở hiện nay đã ra xa, nằm ở phần đất tiếp giáp với biển và cuối cùng của cực Nam Tổ quốc.

Mũi Cà Mau nhìn từ trên cao. Ảnh: Q. Ngữ.
Mũi Cà Mau nhìn từ trên cao. Ảnh: Q. Ngữ. 

Hiện tại, Công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau đã và đang triển khai một số công trình như biểu tượng Cột cờ Hà Nội, đền thờ Lạc Long Quân, mốc điểm cuối đường Hồ Chí Minh, tượng Mẹ... Các công trình này có cốt nền cao hơn vị trí biểu tượng con tàu hiện hữu.

Phần đất liền trong kè chống sạt lở ở Mũi Cà Mau. Ảnh: Q. Ngữ.
 Phần đất liền trong kè chống sạt lở ở Mũi Cà Mau. Ảnh: Q. Ngữ.

Mũi Cà Mau là phần chót mũi, thuộc ấp Đất Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Chót mũi có hình dáng kỳ lạ và đang tiến ra biển Tây (Vịnh Thái Lan) với tốc độ từ 50 đến 80m mỗi năm.

Đây được coi là điểm cực Nam trên đất liền của Tổ quốc Việt Nam. Trên cột mốc quốc gia có ngôi sao 5 cánh ghi số hiệu GPS 0001. Trên biểu tượng Mũi Cà Mau có ghi tọa độ 8037’30” độ vĩ Bắc - 104043’ độ kinh Đông.

Trong tâm thức của người Việt Nam, từ lâu Mũi Cà Mau là một điểm xác nhận chủ quyền đất nước. Mũi Cà Mau là nơi duy nhất trên đất liền có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển Đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển Tây vào buổi chiều.

Mỗi năm Mũi Cà Mau được bồi đắp vươn ra biển. Ảnh: Q. Ngữ.
Mỗi năm Mũi Cà Mau được bồi đắp vươn ra biển. Ảnh: Q. Ngữ.  

Mũi Cà Mau nằm trong khu vực Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, với hơn 42.000 ha đất liền và bãi cạn. Ở đây có rừng đước Năm Căn, có bãi Khai Long hùng vĩ.

Quanh khu vực Mũi Cà Mau có một hệ động thực vật tự nhiên rất đặc trưng và phong phú. Động vật có cá, tôm, cua, sò, vọp, ốc len... Thực vật có mắm, đước, vẹt, cóc, bần... Mắm là loài cây tiên phong đi lấn biển. Đước là loài cây theo sau giữ đất để bồi đắp cho Mũi Cà Mau luôn vươn dài ra biển.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.