Vì sao chúng ta không thể ngừng chạm tay lên mặt?

Vì sao chúng ta không thể ngừng chạm tay lên mặt?

Việc cố gắng không đưa tay lên mặt khi bị ngứa mũi hoặc có tóc rơi vào mắt là điều nói dễ hơn làm. Ngay cả các chuyên gia biết rõ về những điều cần làm đôi khi cũng không kiềm chế được. 

Ngay cả SV trường Y, được đào tạo về phòng chống bệnh truyền nhiễm, vẫn chạm tay vào mặt họ 23 lần mỗi giờ trong một bài giảng, theo một nghiên cứu năm 2015 trên Tạp chí Kiểm soát Nhiễm trùng Hoa Kỳ.

Vậy tại sao việc ngừng chạm tay lên mặt lại khó khăn đến vậy?

“Đó là một trong những thói quen phổ biến nhất của bất kỳ con người nào”, Kevin Chapman, nhà tâm lý học kiêm Giám đốc Trung tâm Rối loạn lo âu và các hội chứng liên quan ở Kentucky, Mỹ nói.

Mọi người được dạy thói quen chạm vào mặt thường xuyên, cho dù là thông qua nhiều cách như trang điểm, đánh răng, xỉa răng hay chải tóc. Những thói quen này ít hoặc nhiều khiến bạn chạm vào mặt một cách tự nhiên, chẳng hạn như dụi mắt trong một cửa hàng tạp hóa chứa đầy vi trùng.

Xu hướng này không chỉ có tính lặp lại, mà còn có tính huyễn hoặc. “Đó là một thói quen để bảo đảm rằng, khuôn mặt của chúng ta trông ổn theo một cách công khai nhất định”, Kevin Chapman nói với Live Science.

“Mặc dù chạm vào mặt là một thói quen xấu đối với nhiều người, nhưng nó có thể tồi tệ hơn với những người mắc chứng lo âu. Để kiểm soát căng thẳng, những người mắc chứng loạn thần kinh cao có thể thực hiện các hành vi lặp đi lặp lại như cắn móng tay hoặc giật tóc” - Kevin Chapman cho biết thêm.

Những thứ có thể can thiệp vào cuộc sống hàng ngày của một người, như đánh lạc hướng họ khỏi các tương tác xã hội và khiến họ mất tập trung, làm họ cảm thấy bất lực hoặc xấu hổ. 

Ở một mức độ ít nghiêm trọng hơn, người ta có thể chạm vào mặt để làm dịu bản thân trong những lúc căng thẳng, theo một nghiên cứu nhỏ năm 2014 trên tạp chí Brain Research.

May mắn thay, chạm tay lên mặt không phải là nguyên nhân chính khiến mọi người bị nhiễm Covid-19, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). 

Tuy nhiên, CDC khuyến cáo không chạm tay vào mũi, miệng hoặc mắt của bạn vì virus có thể lây lan theo cách này. Và, nếu bạn chạm vào một bề mặt bị ô nhiễm, hãy nhớ làm sạch tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng chất khử trùng làm sạch tay.

“Về mặt tâm lý, phần lớn mọi người không hay liên hệ nguy cơ lây nhiễm hay mối đe dọa về bệnh tật đến gương mặt của mình. Chẳng những vậy, rất khó để ép buộc bản thân chạm tay vào mặt ít hơn vì đè nén cảm xúc không phải là cách để từ bỏ thói quen”, Kevin Chapman nói.

Chapman cũng cho biết, để hạn chế việc tiếp xúc tay lên mặt, chúng ta nên thực hiện những biện pháp linh hoạt hơn. 

Thay vì tự nói với bản thân mình: “Hôm nay không được chạm tay lên mặt”, hãy tự nhủ: “Hôm nay mình cần chú ý chạm tay lên mặt nhiều hơn”. Ngoài ra, nên hạn chế để tay trống bằng cách cầm quả bóng hoặc khoanh tay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.
Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.