Vì sao cây gỗ quý ở Thanh Hóa đại gia trả chục tỷ đồng không bán?

Cây gỗ quý thuộc sở hữu của một người “sinh nghề tử nghiệp” với gỗ ở Thanh Hóa, dù được trả giá hàng chục tỷ đồng nhưng chủ nhân nhất quyết không bán.

Vì sao cây gỗ quý ở Thanh Hóa đại gia trả chục tỷ đồng không bán?

Theo đó, chủ nhân của cây gỗ quý là ông Văn Tiến Hùng (phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa).

Theo ông Hùng, báo Gia Đình cho biết, may mắn lớn nhất cuộc đời ông là năm 2011 sau một lần tình cờ, ông biết được thôn Yuk Kla (xã Đắk Liêng, huyện Lắk, Đắk Lắk) tồn tại 1 cây gỗ hương cổ thụ ngàn năm tuổi tích tụ sinh khí đất trời, đứng sừng sững giữa núi đồi. Sau khi nhận được thông tin, ông đã tức tốc lên đường tìm đến thôn này để thăm “báu vật” ngàn năm.

Vi sao cay go quy o Thanh Hoa dai gia tra chuc ty dong khong ban? - Anh 1

Cây nu hương được trả giá chục tỷ đồng không bán. Ảnh: Gia đình

Theo một nhà điêu khắc cho biết, Diễn đàn Doanh nghiệp cho biết, cây Nu hương này rất đẹp, bởi gốc cây có thể tạo hình một đài sen với 12 con giáp, đường kính thân 2,4m, có thể tạc thành tượng Phật bà Quan âm và Thiện tài đồng tử.

Từ gốc lên có những sóng lượn giống như chín con rồng (Cửu Long quần tụ), từ thân trở lên rẽ thành hai nhánh hình chữ V, chữ đầu của chữ Việt nam, và còn mang ý nghĩa của sự chiến thắng (Victory). Nu có vân hình chân chó, theo từng dải, như tà áo bay của Phật Bà giữa các dải mây uốn lượn…

Được biết, sau khi cây gỗ được chuyển về phường Tân Sơn, ông Hùng đã được hàng trăm chủ gỗ tên tuổi ở các tỉnh thành chào đón, ngã giá để mua lại cây. Có những đại gia sẵn sàng trả giá cao gấp đôi để được sở hữu cây gỗ thiêng này, thế nhưng vẫn bị ông từ chối, khước từ.

Vi sao cay go quy o Thanh Hoa dai gia tra chuc ty dong khong ban? - Anh 2

Cận cảnh gốc cây nu hương. Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp

Chia sẻ về lý do từ chối, báo Gia đình dẫn lời ông Hùng cho hay, bởi ông làm việc này không phải vì tiền tôi muốn kiến tạo nên 1 tác phẩm phật Bà Quan âm đưa đến 1 nơi trang trọng, thiêng liêng để người đời thưởng thức. Còn nếu vì tiền ông đã bán từ lâu, nhưng ông không làm thế vì đã hứa với dân làng ở Tây Nguyên.

Ngoài ra, Diễn đàn doanh nghiệp cho hay, theo một số chuyên gia phong thủy, cây này vốn dĩ đã tích tụ linh khí của núi rừng trên 1000 năm, người muốn sở hữu phải hợp mệnh, hợp duyên và tôn vinh đúng được giá trị của báu vật này. Vì vậy “quý nhân” và “báu vật” cũng phải có mối lương duyên trời định.

Theo phong thủy, thuyết Ngũ hành là mối quan hệ nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng, đó là quan hệ Tương sinh. Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương sinh như sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.

Cũng theo ngũ hành nạp âm, trong 6 Lục Mộc thì cây Nu hương này thuộc Đại Lâm Mộc (Cây lớn trong rừng già) rất kỵ với người Mạng Kim, hợp với người Mạng Thủy và nhất là hợp với người mạng Hỏa.

Ông Hùng cũng cho hay, mình còn nhiều cái trăn trở, lo toan, nhiều bon chen, thì làm sao có thể thanh tịnh được. Vì vậy, ông mong muốn: “Cây Nu hương này trở thành một tác phẩm để đời, một Phật mộc lớn nhất, độc đáo nhất, được rước đi khắp đất nước Việt Nam. Báu vật này được đặt tại một nơi linh thiêng, thế đẹp của đất nước để hàng năm có, hàng vạn người đến thăm quan và chiêm ngưỡng”

Theo VietQ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thái Nguyên khai mạc Mùa du lịch năm 2024.

Thái Nguyên khai mạc năm du lịch 2024

GD&TĐ - Ngày 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc du lịch năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.