Nhưng khi bác sĩ nói phải kiêng rượu bia khi uống thuốc, thì có phải họ thực sự nói về một cốc bia hay một ly rượu vang không?
Điều này phụ thuộc vào thứ thuốc bạn dùng và những yếu tố khác như tiền sử bệnh của bạn. Tuy nhiên, nhìn chung có thể nhận định rằng ngay cả một chút rượu cũng có thể ảnh hưởng đến sự an toàn và hiệu quả của thuốc.
Rượu được chuyển hóa ở gan, và rất nhiều thuốc cũng được chuyển hóa qua con đường này. Vì vậy, nó có khả năng tương tác với tất cả các thuốc, bao gồm cả những thứ mà bạn nghĩ chả có liên quan gì.Tất nhiên, một số tương tác có thể đáng lo ngại hơn.
Dưới đây là lời khuyên về rượu bia khi bạn đang sử dụng 7 loại thuốc phổ biến nhất
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Sử dụng dài ngày các thuốc chống viêm không steroid, các thuốc giảm đau không cần đơn như ibuprofen (Advil) và naproxen (Aleve), có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và loét dạ dày; rượu có thể làm cho những tác dụng phụ này dễ xảy ra hơn thậm chí có khả năng hơn.
Và tiếp đó là acetaminophen (Tylenol) có ảnh hưởng trực tiếp đến gan - một cơ quan thậm chí còn gặp nguy cơ nhiều hơn từ việc uống rượu quá mức.
Nếu đó chỉ là một sự cố đơn lẻ - bạn uống 2 viên Tylenol trong ngày để trị cơn đau đầu và sau đó đến cuộc vui, thì nó có lẽ sẽ không làm tăng nguy cơ [tổn thương gan] nhiều. Nhưng nếu bạn uống thuốc giảm đau hằng ngày, vì dụ để điều trị viêm khớp, và bạn cũng hay uống nhiều bia rượu, thì nó thực sự có thể gây ra vấn đề.
Tóm lại: Nếu bạn không bị bệnh gì khác thì uống một hoặc hai ly trước khi hoặc sau khi uống NSAID sẽ không phải là sự tận thế. Nhưng đừng biến nó trở thành một thói quen, và cẩn thận không để quá liều.
Thuốc ngủ
Rượu làm cho tác dụng của thuốc ngủ - cả không và có kê đơn - mạnh hơn. Và đó không phải là một điều tốt: Ngay cả một ly rượu cũng có thể gây lơ mơ, chóng mặt, và thở chậm khi uống cùng với thuốc an thần.
Cả hai đều tác động đến não, làm trì trệ trung khu hô hấp. Thêm vào đó, rượu có thể làm suy giảm khả năng phán đoán, làm cho bạn dễ uống thêm rượu hoặc uống thêm thuốc.
Tóm lại: Đừng mạo hiểm - thậm chí chỉ một hoặc hai ly. Đã có những trường hợp quá liều và tử vong do sự kết hợp này, vì vậy an toàn chắc chắn là tốt hơn hối hận. (Cũng vậy với các thuốc chống lo âu, như Xanax, có cả tác dụng an thần).
Thuốc huyết áp và cholesterol
Những người dùng thuốc điều trị bệnh tim mạch nên thận trọng với bia rượu. Các thuốc huyết áp làm giảm huyết áp, nhưng rượu có thể phụ thêm và làm cho huyết áp tụt xuống quá thấp, gây chóng mặt hoặc ngất xỉu.
Còn thuốc giảm cholesterol, được chuyển hóa ở gan, có thể dẫn đến tổn thương gan và xuất huyết nếu bạn uống rượu bia thường xuyên hoặc quá nhiều.
Tóm lại: Nói chuyện với bác sĩ về những nguy cơ mà bia rượu có thể gây ra dựa vào loại thuốc cụ thể mà bạn đang dùng. Và cho dù phác đồ điều trị là gì thì cũng đừng bao giờ uống rượu bia nhiều hơn một lượng vừa phải.
Thuốc chống trầm cảm
Giống như thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm có thể gây ra lơ mơ và chóng mặt, và tình trạng này càng tồi tệ hơn với rượu; nó có thể làm tăng nguy cơ té ngã và tai nạn giao thông. Rượu cũng ngăn không cho thuốc chống trầm cảm phát huy hết tác dụng, và có thể làm trầm cảm tiềm ẩn nặng thêm.
Một nhóm thuốc chống trầm cảm gọi là các chất ức chế monoamine oxidase(MAOI)-có thể gây ra những vấn đề về tim và huyết áp cao nguy hiểm khi kết hợp với rượu". MAOI có một enzym tương tác với sản phẩm phụ của bia và rượu và có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
Tóm lại: Nếu bệnh trầm cảm được quản lý tốt, thì bạn có thể thỉnh thoảng uống một li trong khi đang dùng thuốc. Nhưng nếu bạn đang uống thuốc nhóm MAIO thì nên kiêng hoàn toàn đồ uống có cồn.
Kháng sinh
Bác sĩ có thể sẽ cảnh báo bạn về việc sử dụng bia rượu khi đang được kê đơn kháng sinh, và vì lý do tốt. Rượu có thể làm cho một số tác dụng phụ khó chịu của những thuốc này, như kích ứng dạ dày và chóng mặt, trở nên tồi tệ hơn so với bình thường.
Và sự phối hợp của một số kháng sinh với rượu - đặc biệt là metronidazole, tinidazole, và trimethoprim-sulfamethoxazole - có thể hết sức nguy hiểm.
Những loại thuốc này có chứa các enzym phản ứng với rượu và có thể gây đau đầu, bốc hỏa, tim đập nhanh, buồn nôn và nôn. Một nhóm kháng sinh khác là cephalosporin, cũng có thể gây ra phản ứng tương tự.
Tóm lại: Không uống rượu nếu bạn đang dùng một trong các thuốc kháng sinh được liệt kê ở trên, hoặc trong 72 tiếng sau liều cuối cùng.
Tương tác thuốc không dễ xảy ra với các kháng sinh khác, nhưng nếu khôn ngoan thì vẫn nên tránh trong vài ngày. Nếu bạn đang dùng kháng sinh, nghĩa là bạn đang bị nhiễm khuẩn cấp tính. Đó là lý do đủ để hạn chế bia rượu trong khi cơ thể đang chữa bệnh.
Thuốc tránh thai
Hiệu quả của thuốc tránh thai (và các hình thức ngừa thai nội tiết tố khác) không bị ảnh hưởng bởi rượu, vì vậy không có lý do gì để không thưởng thức một vài li chỉ vì bạn đang uống thuốc tránh thai.
Trong thực tế, gần đây CDC đã khuyên những phụ nữ không sử dụng biện pháp tránh thai vì đang muốn có thai nên tránh xa đồ uống có cồn do sự nguy hiểm của rượu bia trong giai đoạn đầu thai kỳ.
Tóm lại: Bạn có thể nâng ly và thưởng thức một cách điều độ. (Nghĩa là không quá một phần rượu mỗi ngày đối với phụ nữ). Hãy thận trọng đối với việc uống nhiều - nó không chỉ làm bạn mất khả năng phán đoán, mà còn có thể khiến bạn nôn mất viên thuốc mới uống.
Thuốc dị ứng và cảm lạnh
Các thuốc dị ứng không cần đơn như Benadryl và Zyrtec chứa kháng histamin, một nhóm thuốc có thể gây buồn ngủ và khiến bạn gặp nguy hiểm nếu đang lái xe hay vận hành máy móc - thậm chí nhiều hơn thế nếu bạn cũng đã uống một vài ly.
cả các thuốc kháng histamin được quảng cáo là không gây buồn ngủ (như Claritin và Allegra) cũng có tác dụng này này ở một số người, đặc biệt là khi kết hợp với rượu.
Các chất kháng histamin cũng được sử dụng trong một số thuốc cảm lạnh và cúm, như Nyquil, và trong một số thuốc hỗ trợ giấc ngủ ban đêm như ZzzQuil.
Một số thuốc cảm lạnh và cúm cũng chứa acetaminophen – càng có thêm lý do khác không để không phối hợp chúng với bia , rượu vang, hay rượu.