Siêu bão thường được các chuyên gia ví như “con quái vật hung hãn”, và siêu bão Patricia đương nhiên là một trong số ít những "con quái vật" kinh khủng nhất trong lịch sử. Bởi các chỉ số của nó đều vượt chuẩn bão cấp 5 - mức cao nhất trong thang Saffir-Simpson về sức công phá của bão.
Bão cấp 5 thường có sức gió 252km/h, nhưng siêu bão Patricia là trường hợp đặc biệt, mạnh chưa từng có ở tây bán cầu. Trung tâm Cảnh báo bão Quốc gia của Mỹ ghi nhận sức gió giật lên đến 378km/h.
Chúng ta hãy nhìn vào những bức ảnh bên dưới để thấy "vẻ đẹp chết người" của mắt siêu bão Patricia!
Tháng 11/2013, siêu bão Haiyan cũng từng được xem là cơn bão mạnh nhất trên Thái Bình Dương trong vòng 100 năm qua với vận tốc gió tới 320 km/h, gió trong tâm bão có thể đạt vận tốc 380 km/h.
Siêu bão Haiyan đã tấn công Philippines gây nhiều thiệt hại và thương vong, cũng thuộc nhóm bão cấp 5 trên thang đo Saffir-Simpson.
Hình ảnh siêu bão Haiyan chụp từ vệ tinh.
Các nhà khí tượng giải thích rằng: những cơn bão hình thành trên đại dương, không gặp đất liền trở thành cơn bão hình tròn đối xứng. Hình dạng đó giúp nó trở nên mạnh hơn theo thời gian.
Nhiệt độ trên bề mặt đại dương tương đối cao, khoảng 30 độ C trở lên. Tầng nước ấm trên bề mặt đại dương sẽ mở rộng xuống phía dưới, đồng nghĩa với việc gió sẽ không thể khiến tầng nước lạnh trồi lên phía trên. Nếu nước lạnh nổi lên bề mặt đại dương thì sức mạnh của bão sẽ giảm.
Trước bão Haiyan, cơn bão mạnh nhất ghi nhận xuất hiện phía tây bán cầu là cơn bão Wilma vào năm 2005, với vận tốc gió 282 km/h.
Biến đổi khí hậu làm đại dương nóng lên bị cho là nguyên nhân gây bão ngày càng mạnh hơn.
Theo cuộc nghiên cứu của Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ được công bố vào tháng 7-2013: 40% cơn bão toàn cầu trong thế kỷ 21 mạnh cấp 3 trở lên trong vùng mắt bão.
Cơn bão biến đổi năng lượng nước đại dương ấm lên thành sóng to gió lớn. Nước nóng là nhiên liệu ban đầu gây bão, nhưng theo các định luật vật lý: các cơn bão không thể phát triển đơn giản mãi.
Năm 1998, nhà khí tượng thuộc Viện nghiên cứu Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã tính toán và đề xuất tăng giới hạn vận tốc gió bão thành 306km/h.
Ông Emanuel và các cộng sự dự đoán nhiệt độ môi trường đại dương nhiệt đới tăng lên 1 độ C thì vận tốc gió bão sẽ tăng lên 5%, nhưng đề xuất của họ vẫn gây tranh cãi. Một số nhà nghiên cứu không tin gió bão sẽ vượt qua 322km/h.
Tuy nhiên, vẫn có những kỷ lục về vận tốc gió mà không phải là siêu bão. Ngày 12-4-1934, ghi nhận được cơn gió vận tốc 372km/h trên đỉnh núi Washington (Mỹ).
Trong tháng 5-1999, các nhà khoa học ở Oklahoma (Nhật Bản) ghi nhận được cơn lốc xoáy với vận tốc gió 512km/h.