Vay Trung Quốc thêm 250 triệu USD cho đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Khoản vay thêm từ Trung Quốc 250,62 triệu USD bổ sung cho dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được thống nhất từ cách đây 3 năm...

Tàu Cát Linh - Hà Đông
Tàu Cát Linh - Hà Đông

VnEconomy tối 12/5 đưa tin trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc, chiều 11/5, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký kết 5 văn kiện hợp tác giữa hai nước.

Theo đó, một trong những văn kiện quan trọng là hiệp định vay ưu đãi chính phủ khoản vay bổ sung cho dự án đường sắt đô thị Hà Nội - Hà Đông giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc.

Mức vay bổ sung 250,62 triệu USD này là khoản vay đã được thống nhất từ cách đây 3 năm giữa chính phủ hai nước, VnEconomy cho biết. Ngoài ra Việt Nam cũng vay tín dụng ưu đãi của Trung Quốc 1,2 tỷ nhân dân tệ, tương đương 169 triệu USD cũng để thực hiện dự án này.

Theo kế hoạch, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông thực hiện từ tháng 11/008 tới tháng 11/2013, tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD. Tuy nhiên đến tháng 10/2011, dự án mới chính thức được triển khai. Sau đó, các cơ quan chức năng đã điều chỉnh tổng vốn đầu tư lên 868,04 triệu USD tương đương hơn 18.000 tỉ đồng, tăng hơn 300 triệu USD so với kế hoạch ban đầu.

Hiện khối lượng xây lắp công trình, phần hạ tầng chạy tàu cơ bản hoàn thành. Dự kiến đến cuối tháng 7/2017, dự án sẽ hoàn thành công tác lắp đặt thiết bị, từ tháng 10/2017 sẽ cho chạy thử khoảng 3-6 tháng trước khi đưa vào khai thác thương mại trong quý 2/2018.

Trong cuộc hội kiến Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chiều 12/5, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã hoan nghênh và nói cần phát huy hơn nữa vai trò của Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng, thúc đẩy những dự án đầu tư lớn, tiêu biểu cho thực lực, trình độ phát triển của Trung Quốc và phù hợp với nhu cầu và chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; kết hợp hợp tác đầu tư với chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; đồng thời, đôn đốc doanh nghiệp hai bên nhanh chóng giải quyết các vấn đề tồn tại, vướng mắc trong các dự án hợp tác giữa hai nước.

Theo Một Thế Giới

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội học thực hành. Ảnh: Website nhà trường

Các trường có 'nhờn luật'?

GD&TĐ - Thanh tra Bộ GD&ĐT đã có Kết luận về việc thực hiện quy định trong tự chủ mở ngành đào tạo các trình độ giáo dục đại học...