Triết lý sinh tồn của “Kẻ nhu nhược”

GD&TĐ - Để trưởng thành, người ta phải nỗ lực vứt bỏ tính nhu nhược của bản thân. Quá trình đó thường lấy đi không ít mồ hôi và nước mắt, thậm chí cả xương máu. Đó là thông điệp từ cuốn sách mới “Kẻ nhu nhược” của nhà văn Chu Sơn Pha do Nguyên Trần dịch.

Bìa cuốn sách "kẻ nhua nhược".
Bìa cuốn sách "kẻ nhua nhược".

Tác phẩm “Kẻ nhu nhược” từng đoạt giải Thượng Hải văn học lần thứ chín, giải thưởng Văn học Quảng Tây… hiện được một công ty điện ảnh tại Bắc Kinh chuyển thể thành kịch bản điện ảnh.

Câu chuyện có tính chất truyền kỳ về Mã Đán - con trai duy nhất của lão chủ ba cửa hàng buôn gạo Mã Cạo Đầu, bản tính nhát gan; trung hậu nhưng cam chịu, nhẫn nhục; bị người xa kẻ gần gắn cho cái biệt danh là “thằng nhu nhược”.

Tác giả Chu Sơn Pha.
Tác giả Chu Sơn Pha.

Sống trong cái vòng lẩn quẩn của hai quan niệm “nhu nhược thì sống lâu” và “kẻ không sợ chết mới có thể sống”, Mã Đán rất muốn thay đổi hình ảnh, muốn cải tạo cái tính cách nhu nhược của mình, không ngừng “luyện gan”, kết quả là mắc lừa tên ác bá trong thị trấn là Hồng Xung, phải đem ba cửa hàng gạo tổ tiên truyền lại bồi thường cho lão, chỉ một thời gian ngắn đã khuynh gia bại sản.

Mã Đán bị ép phải lấy Khang Khu, một cô gái xinh đẹp nhưng mắc phải căn bệnh ăn nhiều. Để lo cho Khang Khu đủ ăn, Mã Đán phải vắt cạn sức lực, chịu đựng sự kỳ thị, sự coi thường của bà con trong thị trấn…

Tác phẩm được giới phê bình văn học Trung Quốc đánh giá là đã xây dựng nên một hình tượng “thằng nhu nhược” điển hình trong lịch sử văn học nước này.

Giải thưởng văn học Quảng Tây cho tác phẩm "Kẻ nhu nhược".
Giải thưởng văn học Quảng Tây cho tác phẩm "Kẻ nhu nhược".

Từ hình tượng Mã Đán, chúng ta hiểu được triết lý sinh tồn của một kẻ nhu nhược, đồng thời cảm nhận được một nỗi đau như bị cắt da đối với sự sinh tồn của những con người nhỏ bé.

Chu Sơn Pha đã giải phẫu được cái ác của chiến tranh và cái thiện trong bản tính con người, cắt nghĩa được thế nào là nhu nhược và dũng cảm; thế nào là tình yêu và trách nhiệm bằng một giọng văn thâm trầm pha chút trào phúng.

Bìa cuốn sách "Kẻ nhu nhược".
Bìa cuốn sách "Kẻ nhu nhược".

Với dung lượng không quá dài nhung Chu Sơn Pha cũng đã đưa vào trong bộ tiểu thuyết này những vấn đề chính của một giai đoạn lịch sử đầy biến động với bối cảnh rộng lớn, những tình tiết, sự kiện hấp dẫn, sinh động… để làm tăng thêm sức sống cho hình tượng “thằng nhu nhược”.

Tác giả Chu Sơn Pha: Sinh năm 1973 tại thành phố Bắc Lưu tỉnh Quảng Tây, ủy viên Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Trung Quốc, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Quảng Tây. Sáng tác thơ, tiểu thuyết, truyện dài kỳ đăng trên các tạp chí văn học nổi tiếng Trung Quốc như Hoa Thành, Thu hoạch, Đương đại, Văn học Thượng Hải, Chung sơn, Thiên nhai, Tiểu thuyết nguyệt báo…

Nhiều tác phẩm của ông được tuyển chọn vào nhiều bộ tuyển tập, được dịch sang nhiều thứ tiếng như Nga, Mỹ, Đức, Ý, Nhật…, được cải biên thành kịch bản điện ảnh,

Các tác phẩm tiêu biểu: Thằng nhu nhược, Chia thế giới thành hai nửa, Ngân hàng Trung Quốc, Tinh thần tôi mang bệnh rồi, Bài học linh hồn, Hai con ngựa ăn no…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ