Suýt chết vì Karatedo, Diệp Vấn được võ sĩ vô danh “báo thù“

Thất bại đau đớn trong lịch sử… đến tận năm 2009, những học trò mới báo thù được cho Diệp Vấn và nhiều võ sư khác ở Phật Sơn theo cách rất đình đám, chấn động.

Suýt chết vì Karatedo, Diệp Vấn được võ sĩ vô danh “báo thù“
Cơn ác mộng trở lại

Năm 2009, Phật Sơn và cả thế giới võ thuật rúng động khi đoàn võ sĩ Muay Thái thách đấu các võ sư Thiếu Lâm .

Một thế kỷ trước, những lời thách đấu của các võ sĩ Karatedo - Không thủ đạo Nhật Bản, đã khiến giới võ lâm Phật Sơn (lấy võ công Thiếu Lâm làm căn bản) nhiều lần tắm máu, nhiều võ sư mất mạng trên võ đài.

Ngay cả võ sư Diệp Vấn nổi danh - Trưởng môn phái Vịnh Xuânquyền, người sau này là thầy Lý Tiểu Long cũng đã suýt tử thương trên sàn đấu. Chỉ nhờ vào danh phận khi làm trong Thẩm sát phòng vụ nam Quảng Châu, Diệp Vấn mới tránh được kết cục bi thảm.

 Diệp Vấn từng suýt chết vì thua trận, chứ không bất bại giống trong phim của Chân Tử Đan.

Diệp Vấn từng suýt chết vì thua trận, chứ không bất bại giống trong phim của Chân Tử Đan.

Các cao đồ tại Bảo Chi Lâm - Bảo tàng Hoàng Phi Hồng cho biết: Hầu hết các võ sư Trung Hoa một thế kỷ trước đều bị hạ sau loạt đòn đầu tiên.

Võ thuật của đất nước lấy võ công thiền phái Thiếu Lâm làm căn bản quá hiền, họ không thể hình dung có người lại dùng đòn sát thương ngay đầu hiệp đấu.

 Karatedo từng hạ nhục võ công Thiếu Lâm, Trung Quốc.

Karatedo từng "hạ nhục" võ công Thiếu Lâm, Trung Quốc.

Một thế kỷ sau, lời thách đấu của Muay Thái càng khiến nhiều người lo lắng. Hơn cả Không thủ đạo (Karatedo), Muay Thái mới là khắc tinh cho võ thuật Thiếu Lâm căn bản.

Muay Thái với những đòn chân khủng khiếp, những cú đá không cần chân trụ, những đòn gối "bẩn" mang uy lực kinh người… nhưng quan trọng nhất là lối đánh "vỗ mặt" - cái Thiếu Lâm còn thiếu. Muay Thái đã ra đòn là chờ đối thủ ngã.

Nhưng cách xử lý của Trung Hoa mới đầy tính văn hóa Thiếu Lâm.

Sau khi quần hùng võ lâm sôi lên vì lời thách đấu kia, Trung Quốc tuyến bố rằng "Đây là cuộc thi đấu giao lưu võ thuật bình thường giữa vận động viên hai nước" và mời các võ sĩ của Thái đến Phật Sơn, thủ đô võ thuật Trung Hoa.

Nhưng những võ sĩ Trung Hoa được cử đến gặp các đối thủ Muay Thái hàng đầu đều không có tên tuổi, chỉ biết họ đã được đào tạo "qua loa" tại Thiếu Lâm, thể thức thi đấu thì "chú thích, anh chiều", cho đấm, đá nhau thoải mái, không mặc giáp bảo vệ.

Nhà thi đấu Lĩnh Nam Minh Châu chứng kiến cuộc giao tranh vô tiền khoáng hậu này.

 Muay Thái là khắc tinh của võ thuật Thiếu Lâm nhưng vẫn thất bại.

Muay Thái là khắc tinh của võ thuật Thiếu Lâm nhưng vẫn thất bại.

Phật Sơn, thủ đô võ thuật Trung Hoa được Nhật Bản chọn làm nơi quảng bá Karatedo của mình – sỉ nhục võ thuật Trung Hoa gần trăm năm trước và họ đã thành công.

Bây giờ Trung Hoa lại chọn chính nơi này để “tiếp đón” Muay Thái, môn võ còn vượt xa cả Không thủ đạo trong việc khắc chế nền võ công lấy thiền phái Thiếu Lâm làm căn bản. Liệu “cái tát” trong lịch sử có lặp lại?

Câu trả lời đến gọn ghẽ, đẹp như đoạn kết của bộ phim hành động và để cả thế giới biết rằng: Võ thuật Trung Hoa đã có bước tiến dài, những môn sinh bình thường cũng đã có trình độ võ công vượt qua cả Hoàng Phi Hồng hay Diệp Vấn trong quá khứ.

Mối thù ấy đã được gột rửa, dù không nhắm trực tiếp vào Karatedo mà là Muay Thái, nhưng chắc chắn đủ để người Nhật Bản không dám suy nghĩ liều lĩnh như cả trăm năm trước đó.

Tư tưởng Hoàng Phi Hồng, hành động Diệp Vấn

Tại nhà bảo tàng Diệp Vấn, kỷ vật quan trọng nhất là cuốn phim Tinh Võ Môn mà Lý Tiểu Long trân trọng gửi tới người thầy của mình.

Đây là cuốn phim duy nhất mà Lý Tiểu Long gửi tặng thầy vì lần đầu có cảnh Lý hạ gục những võ sĩ Nhật. Cuốn phim này hiện giờ được chiếu thường xuyên tại bảo tàng Diệp Vấn tại Phật Sơn.

Kết quả Muay Thái bị thảm bại 4/5 trận đấu, mà thua theo đúng phong cách Muay Thái là nằm thẳng cẳng ra sàn đấu.

Người ta còn đồn rằng, trận thua duy nhất của võ sĩ Trung Hoa là phép "lịch sự" của Thiếu Lâm.

Ông Ngụy Văn Khởi - Phó Giám đốc Sở TDTT Phật Sơn lúc đó đã giải thích khiêm tốn:

“Tư tưởng “Đại Trung Hoa trong võ thuật” của Hoàng Phi Hồng được Diệp Vấn thực hiện mạnh mẽ, để ngay cả những đòn thế của Muay Thái cũng nằm trong giáo trình của Thiếu Lâm”.

Cách đây một thế kỷ, đại sư phụ Hoàng Phi Hồng đã bước qua tư tưởng Đại Hán cũ kỹ để đến với tư tưởng Đại Trung Hoa khoáng đạt.

Nhưng sau đó, tư tưởng này không có ai đủ bản lĩnh thực hiện. Chỉ đến khi Diệp Vấn tiên sinh kế thừa, tư tưởng này mới sống lại và phát triển hoàn hảo như hiện nay.

Nhà Thanh đã nhiều lần phá chùa, giết sư Thiếu Lâm, xúc phạm danh dự Đại Hán. Hoàng Phi Hồng học Thiếu Lâm và phải tâm niệm rằng mình là hậu duệ của những bậc tiền nhân mang mối thù ấy.

 Hoàng Phi Hồng góp công lớn gây dựng nên tư tưởng Đại Trung Hoa.

Hoàng Phi Hồng góp công lớn gây dựng nên tư tưởng Đại Trung Hoa.

Thế nhưng, giữa phong trào "Phản Thanh, phục Minh" đang nóng bỏng, ông làm một chuyện động trời: Giao du và lén học võ một người Mãn: Võ sư Hồng Đông Huy. Đòn vô ảnh cước tuyệt luân của Hoàng sư phụ đã được Hồng Đông Huy truyền thụ.

Sau đó, ông còn tiếp thụ được cả Túy quyền cũng do một người Mãn là Tô Xán sáng tạo ra. Tư tưởng đạo Khổng về chữ Trung đã được Hoàng Phi Hồng "bước qua" về mặt hình thức.

Ông đã can đảm bước qua sự thù địch của tư tưởng "Đại Hán" để bước tới thành quả rực rỡ với tư tưởng Đại Trung Hoa: “Miễn là bắt được chuột”.

 Diệp Vấn (giữa) là người phát huy tinh thần của Phi Hồng trong võ thuật.

Diệp Vấn (giữa) là người phát huy tinh thần của Phi Hồng trong võ thuật.

Tuy nhiên tư tưởng này sau đó không có ai đủ bản lĩnh, mạnh dạn đưa ra thành một phong trào rộng lớn, bởi quả thật đất nước Trung Hoa khó chấp nhận tư tưởng này.

Câu nói “Mèo trắng, mèo đen… miễn là bắt được chuột” kiệt xuất của nhà đại cải cách Đặng Tiểu Bình đến tận những năm gần đây mới được chấp nhận rộng khắp.

Tuy nhiên, tại Hong Kong (Trung Quốc), Diệp Vấn đã mạnh dạn cải tiến Vịnh Xuân Quyền (gốc Nam Thiếu Lâm) thành môn thể dục hấp dẫn.

Môn võ này tại Hong Kong đã có tới 2 triệu môn sinh, con số mà Thiếu Lâm tại đại lục chưa bao giờ dám nghĩ đến.

Hiện nay, tư tưởng cầu thị rộng lớn, vượt qua định kiến hẹp hòi của môn phái do Hoàng Phi Hồng khởi xướng, Diệp Vấn thực hiện đã thấm đẫm vào tinh thần võ học của các võ sư Thiếu Lâm và Trung Hoa.

Khi lấy nền tảng võ học Thiếu Lâm làm căn bản, để vận dụng sáng tạo những môn võ hiệu quả khác thì chắc chắn là không thể có nền võ thuật nào đủ sức làm địch thủ.

Suýt chết vì Karatedo, Diệp Vấn được võ sĩ vô danh “báo thù“ ảnh 6

Lý Tiểu Long và sư phụ Diệp Vấn trong Ip Man 3.

Theo Soha

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.