Ngoài Chí Tài, có một nữ nghệ sĩ được Hoài Linh trang trọng thờ ở nhà thờ Tổ

GD&TĐ - Ngoài cố nghệ sĩ Chí Tài, Hoài Linh còn trang trọng đặt một bàn thờ khác trong nhà thờ Tổ đó là nghệ sĩ Kim Ngọc.

Đối với Hoài Linh, cố nghệ sĩ Chí Tài không chỉ là bạn diễn “hợp cạ” suốt hơn 20 năm qua mà cố nghệ sĩ còn được Hoài Linh coi như anh em ruột thịt trong gia đình.

Ngày 9/12, khi hay tin Chí Tài đột quỵ, Hoài Linh là một trong số những người đầu tiên có mặt tại bệnh viện và lo hậu sự cho cố nghệ sĩ. Vợ Chí Tài đã ủy quyền cho Hoài Linh là người đứng ra lo tang lễ cho cố nghệ sĩ tại quê nhà Việt Nam hôm 12/12 vừa qua.

Hoài Linh đặt bàn thờ cố nghệ sĩ Chí Tài tại nhà thờ Tổ.
Hoài Linh đặt bàn thờ cố nghệ sĩ Chí Tài tại nhà thờ Tổ.

Theo những thông tin được đăng tải trên trang facebook của diễn viên Quách Ngọc Tuyên, anh tiết lộ một góc trong nhà thờ Tổ của NSƯT Hoài Linh đã được Hoài Linh lập bàn thờ cho cố danh hài Chí Tài. Điều này khiến nhiều anh chị em nghệ sĩ trong giới cũng như cư dân mạng vô cùng ngưỡng mộ tình cảm mà Hoài Linh dành cho người anh em đã quá cố của mình.

Tuy nhiên, ngoài cố nghệ sĩ Chí Tài, Hoài Linh còn trang trọng đặt một bàn thờ khác trong nhà thờ Tổ đó là nghệ sĩ Kim Ngọc. Đó là người mà anh thương, tôn trọng như người mẹ thứ hai. Hoài Linh hay gọi là “má Kim Ngọc”.

Sự ra đi đột ngột của má Kim Ngọc là cú sốc lớn thứ hai với Hoài Linh chỉ chưa đầy nửa năm sau cái chết cũng rất đột ngột của nghệ sĩ Hữu Lộc - người mà anh coi như em trai.

Khi má Kim Ngọc ra đi, Hoài Linh bày tỏ niềm tiếc thương, gửi lời động viên tới diễn viên Hiếu Hiền: “Bản thân Linh gọi mẹ là má Ngọc. Một tình cảm rất đặc biệt vì Nghệ sĩ Kim Ngọc sống với anh em nghệ sĩ, đồng nghiệp đều sống bằng chữ tâm. Linh rất quý và thương má. Linh cảm thấy ngoài sự nổi tiếng của má, hào quang bên ngoài, còn có một cái tâm và cái đức ở bên trong. Khi má mất đi thì cảm thấy rất tiếc nuối.

Hoài Linh đang đứng ở ngôi chùa, làm tuần 49 ngày. Linh không phải là một nhà thơ, Linh nghĩ sao nói vậy, Linh có những câu như này: "Chữ Tâm mẹ để lại cho đời, chữ tình mẹ trải khắp muôn nơi, chữ ơn mẹ trả cho khán giả, mẹ chỉ mang đi một nụ cười!".

Bên cạnh đó, Hoài Linh cũng dành sự kính trọng đặc biệt đối với cái tâm làm nghề của cố nghệ sĩ Kim Ngọc, anh nói: “Mỗi lần tham gia tập là má tập rất nghiêm túc, tập từ sáng tới tối, chừng nào xong mới thôi”.

Nhà thờ Tổ nghề sân khấu hoành tráng của nghệ sĩ hài Hoài Linh nằm trên khu đất rộng 7.000 m2 tại phường Long Phước, quận 9, TP.HCM. Tổng diện tích các công trình được cấp giấy phép xây dựng hơn 488 m2 gồm công trình cao một tầng rộng 197,6 m2, công trình cao hai tầng có tổng diện tích sàn xây dựng hơn 290 m2.

Công trình gồm các hạng mục nhà thờ chính, nhà thợ phụ, nhà nghỉ cho người thăm viếng ở lại qua đêm và nhiều tiểu cảnh, cây cảnh... Sau 2 năm xây dựng, nhà thờ Tổ đã hoàn thiện dù trước đó gặp không ít trục trặc về pháp lý. Từ ngày 11/9/2016, danh hài đã khánh thành công trình nhưng phải đợi đến 12/9 vào đúng dịp giỗ Tổ nghề, Hoài Linh mới mở cửa cho đồng nghiệp và người dân đến tham quan.

Theo chia sẻ của danh hài Hoài Linh, đây là công trình được anh đặt nhiều tâm huyết nhất, cũng là ước nguyện đã ấp ủ suốt 16 năm. Nam nghệ sĩ cũng không xin sự ủng hộ từ bất kỳ ai, một mình gánh hết tiền bạc từ đầu đến cuối.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.