Ngày Văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam 2018, tại Hội An

GD&TĐ - Chiều 31.1, tại khu phố cổ Hội An, Sở VHTT&DL phối hợp với UBND TP.Hội An và các huyện: Nam Giang, Tây Giang, Đông Giang, Phước Sơn, Nam Trà My và Bắc Trà My, tổ chức vào “Ngày văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam 2018 lần thứ nhất”. Đây là sự kiện được tổ chức thường xuyên vào tối 15 âm lịch hằng tháng tại Hội An.

Các già làng, nghệ nhân và nghệ sĩ dân tộc CơTu huyện Tây Giang
trình diễn quanh phố cổ Hội An.
Các già làng, nghệ nhân và nghệ sĩ dân tộc CơTu huyện Tây Giang trình diễn quanh phố cổ Hội An.

Tại Quảng Nam dân số gần 2 nghìn người với mật độ dân số trung bình là gần 150 người/km². Dân cư phân bố chủ yếu tập trung ở Tam Kỳ, Hội An và Điện Bàn vượt quá 1,000 người/km2 trong khi rất thưa thớt ở các huyện miền núi phía Tây. Mật độ dân số trung bình của 6 huyện miền núi gồm Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My và Nam Trà My là dưới 20 người/km2.

Hiện nay tại Quảng Nam có 34 tộc người cùng sinh sống trên địa bàn trong đó đông nhất là người Kinh rồi đến người CơTu, người Xơ Đăng và người Gié Triêng…

Các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam chủ yếu phân bố tại các huyện như sau: huyện Nam Giang có các CơTu, Gié- Triêng là đông nhất. Còn huyện Đông Giang và Tây Giang thì chủ yếu 95% là dân tộc Cơ Tu.

Và huyện Phước Sơn có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống nhất bao gồm 15 dân tôc như: Bh"noong, Kinh, Ca Dong, Giẻ, Tày, Nùng, Mường, Sán Dìu, CơTu, Bru-Vân Kiều, Pacô, Giá Rai, Hơ Rê, Co và Ve.  Và người Bh"noong chiếm 59% dân số trong huyện.

Bên cạnh đó huyện Nam Trà My từ thời điểm chia tách địa giới hành chính năm 2003 chỉ còn gồm các dân tộc Ca Dong (Xê Đăng), M"Nông, Co

Còn ở Bắc Trà My chủ yếu là Kinh, Kadong, Kor cùng sinh sống trên địa bàn huyện.

Nghệ sĩ dân tộc CơTu thổi kèn Par ngong (còn gọi là A sang) làm bằng sừng trâu.
Nghệ sĩ dân tộc CơTu thổi kèn Par ngong (còn gọi là A sang) làm
bằng sừng trâu.

Sự kiện “Ngày văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam 2018 lần thứ nhất”  nhằm quảng bá, giởi thiệu tiềm năng văn hoá, du lịch vùng đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số ở các  huyện miền núi phía Tây của Quảng Nam đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước tại Hội An.

Và vào mỗi đêm rằm phố cổ hằng tháng, các đoàn nghệ nhân, diễn viên của đồng bào Giẻ Triêng (Ve-Tà Riềng), CơTu, Cor, Cadong và Bnoong ở 6 huyện miền núi cao Quảng Nam sẽ luân phiên trình diễn nghệ thuật truyền thống của dân tộc mình.

Cụ thể như múa tân tung da dá của người Cơtu, Nói lý, Hát lý của người Cơtu, những bài hát ru, hát trong khi dệt vải của người Tà Riềng, hát đối đáp ting ting của người Ca Dong; biểu diễn các loại nhạc cụ truyền thống như trống chiêng của người Cơtu, đấu chiêng của người Cor, trống H’gơ r của người Tà Riềng, đàn Klôngpút của người Ca dong …và nhiều làn điệu dân ca, dân vũ hết sức trữ tình và sâu lắng.

Tiết mục đoàn nghệ sĩ dân tộc CơTu ở huyện Tây Giang.
Tiết mục đoàn nghệ sĩ dân tộc CơTu ở huyện Tây Giang.

Ngoài ra, sự kiện còn là dịp để đồng bào các dân tộc anh em sinh sống trên dãy Trường Sơn hùng vĩ trình diễn nghề thủ công truyền thống, khoe sự tài hoa qua bàn tay con người  như dệt thổ cẩm, đan mây tre và nhiều nghề truyền thống khác. Đồng thời, tổ chức trưng bày và bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đặc sản miền núi mang đậm hương vị của núi rừng.

Các trò chơi dân gian, các hoạt động giao lưu cũng được giới thiệu đến du khách, ném đâm vòng, nhảy sạp, giã gạo ... Bên cạnh đó Ban tổ chức cũng dành những cơ hội nhận giải thưởng cho các du khách khi tham gia sự kiện.

Tại ngày khai mạc đầu tiên năm 2018, thu hút gần 50 già làng và các nghệ nhân, nghệ sỹ Cơ tu của huyện Tây Giang trình diễn, giao lưu với du khách trong và ngoài nước cùng người dân phố Hội tại các tuyến phố cổ, vườn tượng An Hội và khu nghỉ dưỡng Anantara…

“Ngày văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam 2018 lần thứ nhất” sẽ là cơ hội để các dân tộc thiểu số trong tỉnh đến giao lưu, học hỏi và trình diễn những tiết mục đặc sắc cho du khách tham quan trong và ngoài nước. Bên cạnh đó ngày hội này cũng là nơi để các thế hệ trẻ hiểu hơn và gìn giữ nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Giải pháp căn cơ

GD&TĐ - Giải pháp căn cơ vẫn là ưu tiên quỹ đất cho trường học, xây thêm trường...