Độc đáo lễ cưới của người Chăm H"Roi

GD&TĐ - Người Chăm H’Roi là một nhánh của dân tộc Chăm, sống tập trung chủ yếu ở hai tỉnh Bình Định và Phú Yên, với nhiều phong tục độc đáo, trong đó có tục cưới. Một trong số những nghi thức thú vị là sau đám cưới, đến ngày thứ tư cô dâu và chú rể mới được… “động phòng hoa chúc”.

Nam nữ Chăm H’Roi múa xoang, múa trống, đánh cồng chiêng mừng tiệc cưới tại sân nhà sàn
Nam nữ Chăm H’Roi múa xoang, múa trống, đánh cồng chiêng mừng tiệc cưới tại sân nhà sàn

Lễ cưới độc đáo

Trai gái dân tộc thiểu số Chăm H’Roi ở làng Suối Mây (thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định) trước khi trở thành vợ chồng cũng được hợp thức hóa bằng một lễ cưới đậm bản sắc văn hóa cổ truyền. Người Chăm H’Roi là theo chế độ mẫu hệ vì thế, người con gái được phép bắt chồng. Người Chăm H’Roi gọi đây là nghi thức cúng Pơ Sốp (cúng cưới). Nghi thức này được xem là nghi thức quan trọng nhất trong lễ cưới của người Chăm H’Roi.

Theo đó, thanh niên nhà trai tổ chức giấu chú rể ở một nhà nào đó trong vùng để thanh niên nhà gái đi tìm. Nhờ có thần linh mách nước chỉ đường, nhà gái tìm được chú rể, người em vợ cầm tay dắt anh rể lên nhà sàn làm lễ Pơ Sốp. Nghi thức này do những người mai mối nhà trai đảm nhiệm.

Sau đó, bên nhà trai phải dẫn đủ 9 người, còn nhà gái thì dẫn đủ 7 người đến nhà sàn. Khi đoàn nhà gái tới, nhà trai phải đứng chờ sẵn với những cồng chiêng, múa xoang dưới sân để chúc mừng lễ cưới. Các cô gái của nhà trai sẽ phải mời rượu nhà gái cho tới khi khách không uống nữa mới thôi...

Trong lễ cưới của người Chăm H’Roi, lễ vật cưới hỏi mà nhà gái mang đến nhà trai khá nhiều. Không chỉ có bò, heo mà còn nhiều vật phẩm khác dành để biếu gia đình bên chồng. Đây có thể xem là trở ngại thách cưới.

Tiệc ăn uống trong đám cưới của người Chăm H’Roi

Tiệc ăn uống trong đám cưới của người Chăm H’Roi

Ngày thứ tư mới được động phòng

Một điều kỳ lạ của tục cưới dân tộc Chăm H’Roi nơi đây, đó là cô dâu và chú rể sẽ không được “động phòng hoa chúc” ngay trong đêm tân hôn.

Họ chỉ được ngồi trò chuyện, ăn uống cùng nhau. Xung quanh đó, các mâm lễ vật, chiếu ngồi và lá bùa yểm dưới gối cũng phải được nằm nguyên ở vị trí cũ. Những người thân trong nhà sẽ vào tặng quà cho cô dâu, chú rể. Trong ngày cưới, họ nhà trai không phải trao quà cho nhà gái như người Kinh. Khi nhận quà, cô dâu, chú rể sẽ rót rượu mừng cho những người thân trong nhà.

Theo các bậc cao niên ở đây, sở dĩ có phong tục này là bởi ngày xưa, cha mẹ là người quyết định hôn nhân. Nhiều cặp đôi thậm chí chưa từng nói chuyện, quen biết nhau nên còn e dè, ngại ngùng cho nên thời gian ấy để họ quen biết và thân mật với nhau hơn. Tuy nhiên, một số ý kiến khác cũng cho biết phải nghỉ ngơi 3 ngày để giữ gìn sức khỏe, bởi lẽ nhiều nghi thức khiến cô dâu chú rể mệt mỏi, khoảng thời gian nghỉ ngơi này giúp họ thư thái tận hưởng đêm tân hôn.

“Đến ngày thứ tư, sau khi vượt qua hết các quy định, cô dâu chú rể sẽ được người mai mối đến làm lễ động phòng. Lễ này cũng khá đặc biệt, mâm lễ gồm có 4 miếng trầu têm, 4 ly rượu. Sau khi khấn vái xong, người mai mối sẽ gỡ tất cả các bùa phép đã yểm trước đó”, cụ Rơ H’Son cho biết.

Với những nghi thức thiêng liêng, độc đáo, giá trị cộng đồng vượt ra ngoài phạm vi gia đình, không khí vui tươi mang bản sắc văn hóa, đám cưới của đồng bào thiểu số Chăm H’Roi mang dáng dấp như một lễ hội “mini” - lễ hội của tình yêu, hạnh phúc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.
Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.