Điện Biên: Lễ Pang Phoóng được chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

GD&TĐ - Huyện Tuần Giáo (Điện Biên) vừa tổ chức Lễ công bố và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với lễ Pang Phoóng (lễ tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng xã Rạng Đông.

Đại diện Sở VHTT&DL Điện Biên trao chứng nhận cho UBND huyện Tuần Giáo
Đại diện Sở VHTT&DL Điện Biên trao chứng nhận cho UBND huyện Tuần Giáo

Lễ công bố được tổ chức vào hôm nay (28/4), tại UBND xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo. 

Phát biểu tại Lễ công bố, trao quyết định, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Điện Biên chúc mừng cộng đồng dân tộc Kháng xã Rạng Đông đã dày công giữ gìn, bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc. Ông Hiệp cũng khẳng định, niềm vui hôm nay của cộng đồng dân tộc Kháng ở Rạng Đông cũng là niềm vui chung của nhân dân các dân tộc huyện Tuần Giáo và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên.

Để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của lễ Pang Phoóng, ông Hiệp đề nghị UBND huyện Tuần Giáo cần xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền lễ Pang Phoóng. Cùng với đó là việc quan tâm lựa chọn, hỗ trợ xây dựng bản văn hóa cho đồng bào dân tộc Kháng. Đồng thời rà soát các nghệ nhân am hiểu văn hóa của dân tộc Kháng để lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú...

Tái hiện một phần của Lễ Pang Phoóng của người Kháng ở xã Rạng Đông
Tái hiện một phần của Lễ Pang Phoóng của người Kháng ở xã Rạng Đông

Theo phong tục truyền thống, lễ hội Pang Phoóng của dòng họ Lò (ngành Lò Khul), dân tộc Kháng được tổ chức 2 hoặc 3 năm một lần vào khoảng tháng 11 - 12 (dương lịch). Ngày làm lễ Pang Phoóng thường được chọn vào ngày rằm. Trong ngày này, thầy cúng (Pắp lể) - người chủ trì hành lễ phải là người trong dòng họ Lò, ngành Lò Khul. Người này am hiểu về nguồn gốc, lịch sử dòng họ mình (thường là trưởng họ của dòng họ Lò Khul).

Lễ hội được tổ chức trong 2 ngày tại nhà trưởng họ hoặc một gia đình trong dòng họ Lò. Lễ hội gồm hai phần chính: Phần lễ và phần hội. Nghi lễ cúng diễn ra tại nhà trưởng họ hoặc gia đình có điều kiện trong dòng họ Lò Khul. Ý nghĩa của việc làm này là tạ ơn trời đất, tổ tiên đã phù hộ cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, mọi người gặp nhiều điều may mắn, khỏe mạnh. Phần hội sẽ gồm các hoạt động vui chơi, hát múa do con cháu trong dòng họ Lò Khul và bà con dân bản chung vui.

Được biết, tỉnh Điện Biên hiện có một di sản Thực hành Then của người Thái được UNESCO ghi vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngoài ra còn có 12 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó có lễ Pang Phoóng (Lễ tạ ơn) của người Kháng huyện Tuần Giáo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh tỉnh Điện Biên hào hứng với trải nghiệm đẩy xe đạp thồ. Ảnh: Báo Điện Biên.

Xây dựng những 'đại sứ' lịch sử

GD&TĐ - Nhiều địa phương, trường học tổ chức các hoạt động giáo dục hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Minh họa/INT

Truyền cảm hứng

GD&TĐ - Lịch sử là môn học góp phần giúp học sinh hình thành nhân cách, nhân sinh quan cũng như lòng yêu nước, ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc...
Chuyên gia đào tạo chia sẻ với học sinh Trường THCS Thành Công.

Cha mẹ hạnh phúc, con thành công

GD&TĐ - Chuyên đề Cha mẹ hạnh phúc, con thành công với góc nhìn mới, tầm quan trọng của "tam giác vàng" gia đình - trẻ em - thầy cô với sự phát triển của trẻ.