Cuộc chơi siêu du thuyền của các tỉ phú

GD&TĐ - Các chuyên viên về kỹ nghệ đóng tàu cho biết, ngành công nghiệp siêu du thuyền đã bùng nổ trong vài năm trở lại đây, ngay cả lúc kinh tế toàn cầu đang suy thoái do đại dịch Covid-19.

Siêu du thuyền của tỉ phú Nga David Geffen.
Siêu du thuyền của tỉ phú Nga David Geffen.

Có tiền, các tỉ phú thường nghĩ ngay đến máy bay riêng và du thuyền. Kỹ nghệ đóng tàu cũng không bỏ lỡ cơ hội để thiết kế và chào hàng những chiếc du thuyền ngày càng lớn, hiện đại cho xứng hợp với “biểu tượng siêu giàu”.

Liên tục phá kỷ lục

Chiếc du thuyền khổng lồ của tỷ phú Bezos (người sáng lập tập đoàn Amazon) có mức giá 45 triệu USD, nhưng còn thua xa khoản tiền 250 triệu USD ông bỏ ra để mua lại tờ báo Washington Post vào năm 2013.

Trong khi một bức tranh của nghệ sĩ Jean-Michel Basquiat được bán đấu giá ở New York có giá ước tính tối thiểu 145 triệu USD. Và một bức tranh khác của Claude Monet có giá khoảng 350 triệu USD!

Theo các nhà quan sát, chuyên viên du thuyền và các nhà môi giới, năm 2020, thế giới đạt kỷ lục mới về số du thuyền mới, lớn được bán ra và năm 2021 kỷ lục này sẽ bị phá. Theo kênh kinh tế tài chính Bloomberg News, chiếc du thuyền của Bezos dài 127 mét đang được công ty Oceanco đóng ở Hà Lan.

Số tiền trên chẳng “bõ bèn” gì so với giá trị tài sản ròng ước tính của Bezos hiện là gần 200 tỷ USD. Mức giá này chưa gồm chiếc du thuyền hỗ trợ có động cơ nhỏ hơn đi kèm mà Bezos cũng đặt mua song song. Du thuyền hỗ trợ nhỏ hơn có cả bãi đáp trực thăng. Lý do, bạn gái của Bezos, người dẫn chương trình truyền hình Lauren Sanchez, là một phi công trực thăng.

Theo các chuyên gia, sở dĩ siêu du thuyền thường có thuyền phụ vì nó không có bãi đáp trực thăng (ba cột buồm trên boong choán nhiều không gian).

“Dự án siêu du thuyền của Bezos thuộc loại tuyệt mật, có bí số Y721, với rất ít thông tin lọt ra bên ngoài, sẽ hoàn thành sau tháng 6/2021” – Bloomberg viết.

Có thể hợp đồng của Bezos đã ký kết từ vài năm trước, vì một siêu du thuyền hiện đại như thế thường cần khoảng 5 năm mới hoàn thành.

Công ty Oceanco chưa bình luận gì về dự án này, nhưng trước đây, họ đã có kinh nghiệm với chiếc siêu du thuyền Black Pearl dài 105 mét, và là du thuyền buồm lớn thứ hai trên thế giới vào thời điểm nó hạ thủy. Du thuyền cũng có lớp vỏ bọc các vách ngăn độc đáo bằng… da cá đuối!

Hiện vẫn chưa có định nghĩa chính thức về siêu du thuyền (so với du thuyền thông thường), nhưng trong ngành, thuật ngữ này thường dùng dành cho những du thuyền dài hơn 22,4 mét. Cũng có ý kiến là chỉ nên gọi là siêu du thuyền nếu nó dài hơn 60 mét, chiều dài tối thiểu.

Một bãi đậu siêu du thuyền.
Một bãi đậu siêu du thuyền.

Một số công ty môi giới thậm chí còn đẩy chiều dài tối thiểu lên 90 mét. Bill Springer, người viết về ngành đóng du thuyền cho tạp chí Forbes nhận định: “Vấn đề là cách tiếp thị”.

Du thuyền của Bezos có chiều dài hơn 120 mét, tức gần bằng Đại kim tự tháp Giza khi con tàu được dựng thẳng đứng, và dài bằng phân nửa tháp Eiffel ở Paris. Chỉ có một số siêu du thuyền cỡ lớn như thế được giao hàng mỗi năm.

Các dự án cao cấp thường được thực hiện thông qua thoả thuận bí mật ký giữa công ty đóng tàu và khách hàng. Ai tiết lộ nội dung là vi phạm. Vì vậy, chúng ta không biết Bezos có bắt chước trang trí của tỉ phú Nga Andrey Melnichenko khi dùng da cá đuối rám nắng phủ lên các vách ngăn.

Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất Hàng hải Quốc gia Mỹ (US National Marine Manufacturers Association), năm 2020, doanh số bán thuyền đạt mức cao nhất trong 13 năm trở lại và còn tăng nữa, bất chấp đại dịch.

“Thực tế này phản ánh tâm lý những người siêu giàu đang tìm đến đại dương để sống và làm việc an toàn trong thời gian giãn cách xã hội” – trích nghiên cứu về sự phát triển siêu du thuyền của công ty tình báo thị trường VesselsValue.

Kỹ sư Sam Tucker, phụ trách mảng siêu du thuyền của công ty nói: “Một lượng hợp đồng đóng du thuyền mới kỷ lục đã được ký thành công. Xu hướng đó vẫn duy trì đến bây giờ và sau nữa. Thị trường chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Và còn tiếp tục phát triển

Siêu du thuyền có vách bọc da cá đuối của tỉ phú Nga Andrey Melnichenko.
Siêu du thuyền có vách bọc da cá đuối của tỉ phú Nga Andrey Melnichenko.

Theo thống kê, trên thế giới có 9.357 du thuyền dài hơn 19,5 mét vẫn hoạt động tốt, đang ở trên biển hoặc tạm nằm tại các xưởng bảo trì. Khoảng 85% dùng động cơ và 15% dùng buồm như du thuyền mà Bezos chờ nhận. Cũng theo Tucker, năm 2020, số du thuyền được thuê không nhiều do việc hạn chế đi lại thời đại dịch làm đình trệ hoạt động du lịch biển bình thường.

Doanh nhân Bob Denison, người từng hành nghề môi giới du thuyền ở cảng Fort Lauderdale, nhận định: “Doanh số bán du thuyền năm 2020 chỉ giảm vài tuần do số đơn đặt hàng bị tạm ách lại ở Mỹ, nhưng tăng nhanh ngay sau đó. Nhu cầu tăng gấp hai, ba lần năm ngoái. Điều chưa từng xảy ra”.

Kết quả, năm 2020, công ty của Denison đã bán được 1.008 du thuyền (có 65 chiếc là siêu du thuyền), tăng 35% so với 2019 và sẽ tăng thêm 30% vào năm 2021. Chỉ trong 5 tháng đầu 2021 công ty đã bán được 40 siêu du thuyền. Ben Farnborough, đồng nghiệp của ông, cho biết mỗi tuần kể từ tháng 1, mức cầu luôn vượt xa cung.

“Hiện rất khó kiếm được chiếc du thuyền cũ để bán lại. Ít người muốn bán. Hy vọng việc nới lỏng các hạn chế đi lại do đại dịch Covid-19 sẽ sớm giúp các thương lái đến châu Âu dễ hơn để tìm du thuyền cũ bán lại ở Mỹ”.

Thường các du thuyền được mua bởi các công ty kinh doanh du lịch biển và sau đó cho thuê lại. Nhưng chủ sở hữu có thể là cá nhân trong công ty nên rất khó nói chủ nhân thực sự của chúng là ai. Tại các cảng đóng tàu nổi tiếng, chẳng hạn như cảng Oceanco ở Hà Lan, những người tò mò sẽ nhìn vào biển số máy bay tư nhân để xem tỉ phú nào vừa đến xưởng đóng tàu ký hợp đồng.

Tucker nói: “Kỹ nghệ đóng du thuyền có những bí mật và luật chơi riêng của nó vì liên quan đến những người siêu giàu không muốn người khác xăm xoi đời tư của họ. Sự minh bạch là rất khó”. Hai tỉ phú công nghệ Mark Zuckerberg và Bill Gates thuộc số tỉ phú được đồn đại là đã có du thuyền riêng. “Đây là những tài sản rất riêng tư.

Chúng được ưa thích một phần cũng vì có thể thực hiện quyền riêng tư, trong đó gồm cả các biện pháp bảo vệ an ninh mà những người siêu giàu rất rất coi trọng. Nhưng bất chấp sự phổ biến ngày càng tăng của siêu du thuyền, những kẻ siêu giàu vẫn muốn giữ “món đồ chơi thượng lưu” của họ kín đáo trong mùa đại dịch” – một nhà phân tích nói.

Sau khi tỷ phú Hollywood David Geffen đưa tin trên mạng về cuộc sống “biệt lập và thư thái” trên một du thuyền ở “một thiên đường nhiệt đới” và chúc “đểu” mọi người “hãy an toàn trong đại dịch”, ông lập tức bị những người sống trên đất liền chỉ trích.

Một người lên mạng xã hội Instagram phê phán “sự khoe khoang và ích kỷ” của Geffen. Springer nhận xét: “Du thuyền mang đến “sự độc quyền” thực sự, giống như sở hữu một hòn đảo biệt lập hoặc một thành phố cá nhân”.

Theo The New York Times 6.2021

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.