Cánh diều vàng 2016: Cuộc đua của những bộ phim kinh phí lớn

GD&TĐ - Đến hẹn lại lên, Giải thưởng Cánh diều vàng hàng năm là dấu ấn tôn vinh những bộ phim xuất sắc của nền điện ảnh nước nhà. Đằng sau những giải thưởng được công chúng yêu mến, là những nỗ lực hết mình của đội ngũ những người say mê, tâm huyết với loại hình nghệ thuật thứ 7 này.

Cánh diều vàng 2016:  Cuộc đua của những bộ phim kinh phí lớn

Hơn 100 phim cùng đua tài

Hội Điện ảnh Việt Nam vừa công bố về việc tổ chức Giải thưởng “Cánh diều 2016” - giải thưởng điện ảnh hằng năm của Hội Điện ảnh Việt Nam. Đêm Gala trao giải sẽ diễn ra vào tối 9/4 tại Nhà hát Quân đội khu vực phía Nam - TP Hồ Chí Minh. Giải “Cánh diều vàng 2016” năm nay quy tụ hơn 100 phim tham dự tại 7 hạng mục: Phim truyện điện ảnh, phim truyền hình, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình, phim ngắn và công trình nghiên cứu lý luận phê bình.

Theo Ban tổ chức Giải Cánh diều năm nay tiếp tục giữ vững tiêu chí: “Đề cao tác phẩm điện ảnh, phim truyền hình có dấu ấn sáng tạo trong nghệ thuật thể hiện, mang đậm bản sắc dân tộc, giàu giá trị nhân văn và đạt hiệu quả xã hội tích cực”. Bất kể thuộc hạng mục dự thi nào cũng sẽ không nhận phim có kịch bản được “Việt hóa” từ kịch bản nước ngoài.

Tại hạng mục phim truyện điện ảnh (có 10 phim tham dự), có các phim tham gia tranh giải như: “Tấm Cám - Chuyện chưa kể”, “Chạy đi rồi tính”, “Bao giờ có yêu nhau”, “Sút”, “Fan cuồng”, “Chờ em đến ngày mai”, “Truy sát”, “Nàng tiên có 5 nhà”, “Sài Gòn anh yêu em”, “Sứ mệnh trái tim”, “Lộc phát”, “Bảo mẫu siêu quậy 2”, “Phim trường ma”, “Cao thủ ẩn danh”, “Tik Tak anh yêu em”, “Lục Vân Tiên tuyệt đỉnh Kungfu”...

Ở các hạng mục khác, Giải “Cánh diều 2016” sẽ còn là cuộc cạnh tranh quyết liệt của 20 phim truyền hình (tổng số 523 tập), 13 phim hoạt hình, 39 phim tài liệu, 11 phim khoa học, 16 phim ngắn và 5 công trình nghiên cứu, lý luận phê bình điện ảnh.

Đặc biệt hai bộ phim “12 chòm sao: Vẽ đường cho yêu chạy” (ra mắt từ tháng 11/2015) và “Cha cõng con” (sẽ ra mắt tháng 4) cũng đều được tham gia Cánh diều năm nay. Ông Đặng Xuân Hải, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, Trưởng ban tổ chức của Giải Cánh diều đã cho biết: Hội đồng có thể linh hoạt để cho các phim ra mắt vào cuối năm trước hoặc đầu năm sau có thể tham dự. Thời điểm nhà sản xuất gửi phim đi tùy vào chiến lược của họ.

Những đối thủ nặng ký

Trong số phim tham dự thì bộ phim “Tấm Cám - Chuyện chưa kể” và “Cha cõng con” được xem hai bộ phim có chất lượng tốt. Bộ phim “Tấm Cám - Chuyện chưa kể” (đạo diễn Ngô Thanh Vân) lấy chất liệu từ câu chuyện cổ tích trong dân gian, bộ phim đã được thổi vào lớp vỏ cổ trang chút hơi thở hiện đại để trở thành một bộ phim hay và phù hợp với giới trẻ. Vẫn giữ cốt truyện xưa cũ, Tấm mồ côi, hiền lành phải chịu sự đầy đọa của cô em gái và mẹ kế độc ác. Dù có lúc may mắn được làm vợ thái tử những sau đó nàng phải trải qua bao khổ sở, thử thách để giành lấy hạnh phúc vĩnh hằng và trừng phạt được kẻ thù của mình.

Dù mới góp mặt mới đây, xong bộ phim “Cha cõng con” (Father and Son) đánh giá là một trong những bộ phim rất thành công giàu giá trị nhân văn. Phim được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên viết năm 1995 của đạo diễn Lương Đình Dũng. Chuyện phim kể về một cậu bé luôn mơ ước được chạm tay vào những đám mây bay trên bầu trời và một người cha cả đời quanh quẩn đánh cá bên bờ sông. Cậu bé ấy tên Cá, lớn lên hồn nhiên như những con tôm, con cá. Hàng ngày, cậu tưởng tượng về vùng đất màu nhiệm trong những câu chuyện kể lung linh của một ông lão mù. Cậu mơ ước một ngày lớn lên sẽ được đến cái nơi huyền diệu ấy.

Nhưng Cá đã không còn đủ thời gian, không thể đợi mình lớn lên, cũng không thể đợi bố bắt đủ hàng triệu con cá để chữa bệnh cho mình. Và người cha cõng con đi, đi mãi cho con nhìn thấy cuộc đời trước khi không thể… Một câu chuyện dung dị nhưng thấm đẫm tinh thần nhân văn cao quý. Tình phụ tử đầy yêu thương được nâng cánh bằng ước mơ trong sáng trong trí tưởng tượng của trẻ thơ. Bộ phim “Cha cõng con” (Father and Son) cũng được chọn tranh giải Remi “Phim truyện xuất sắc” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Houston lần thứ 50 (Texas, Mỹ).

Nhờ kinh phí đầu tư lên tới 20 tỷ đồng với kỹ xảo điện ảnh, đạo diễn Ngô Thanh Vân đã đem bối cảnh cổ tích biến thành hiện thực một cách sống động và ấn tượng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.