“Biên niên sử thế giới bằng hình” - Một cách học sử khác

GD&TĐ - Trong khuôn khổ Hội sách Mùa Thu, sáng ngày 10/11, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức buổi Giao lưu - Trải nghiệm đọc sách “Biên niên sử thế giới bằng hình – Một cách học sử khác”, với thầy giáo Nguyễn Quốc Vương, giảng viên Khoa lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội, là tác giả, dịch giả một số sách về giáo dục lịch sử.

Thầy giáo Nguyễn Quốc Vương trò chuyện tại buổi tọa đàm
Thầy giáo Nguyễn Quốc Vương trò chuyện tại buổi tọa đàm

Lịch sử không chỉ là một môn học tại hệ thống giáo dục phổ thông, lịch sử là một môn khoa học cung cấp các tri thức về kiến thức xã hội cần thiết mà mỗi người đều cần phải có, cần biết.

Ở Việt Nam vấn đề học lịch sử luôn dành được sự quan tâm và thu hút của các chuyên gia, thầy cô giáo, phụ huynh và ngay chính các em học sinh. Mặc dù có rất nhiều tranh cãi, nhưng dễ thấy 1 điểm thống nhất giữa dư luận nhiều chiều, đó là làm sao để các em say mê lịch sử, kích thích năng lực tự học, tự tìm hiểu khám phá lịch sử của các em, không chỉ lịch sử dân tộc nói riêng, mà cả lịch sử thế giới…

Bìa cuốn sách
Bìa cuốn sách

“Biên niên sử thế giới bằng hình” là một công trình đồ sộ của nhóm tác giả người Anh được xuất bản bởi Dorling Kindersley (DK) Limited là nhà xuất bản hàng đầu thế giới về dòng sách tham khảo có minh họa. DK xuất bản những cuốn sách có hình ảnh chất lượng cao, thực tế cho người lớn và trẻ em. Hiện DK sản xuất nội dung cho người tiêu dùng ở hơn 100 quốc gia với hơn 63 ngôn ngữ, với văn phòng ở nước Anh, Ấn Độ, Mỹ, Đức...

Xuyên suốt hơn 300 trang sách là một hệ thống hình ảnh và tư liệu đồ sộ cung cấp cho các em cái nhìn toàn cảnh, hiện hữu dễ dàng nắm bắt được của lịch sử thế giới từ thời tiền sử đến thế kỉ 21. 

Dịch giả Huy Toàn giới thiệu cuốn sách
Dịch giả Huy Toàn giới thiệu cuốn sách

Cuốn sách bao gồm 8 chương: Thời tiền sử, Biên niên sử thời cổ đại, Văn minh lên nhiều, Thời Trung đại lạ kì, Khám phá và cải cách, Thời đại đổi thay, các đế quốc và các cuộc thế chiến, Tiến nhanh về phía trước.

Có thể nói cuốn sách gợi mở một cách học sử thú vị bổ sung vào cách học truyền thống hiện nay với mong muốn góp phần kích thích sự tự học, tự tìm hiểu và khiến các em yêu thích môn Lịch sử nhiều hơn nữa.

Thầy giáo Nguyễn Quốc Vương nhận xét: “Biên niên sử thế giới bằng hình” vừa giống như một cuốn sách giáo khoa vừa giống như một cuốn từ điển để tra cứu. Bởi thế, không chỉ học sinh mà các thầy cô giáo dạy lịch sử ở trường phổ thông cũng cần tìm đọc”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

U23 Việt Nam được AFC ngợi khen sau chiến thắng ấn tượng trước Kuwait.

AFC khen ngợi tuyển U23 Việt Nam

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đăng tải bài viết nhận xét về kết quả màn so tài giữa U23 Việt Nam và U23 Kuwait.