Vận dụng kiến thức môn học khác nhau để giải quyết tình huống thực tiễn

GD&TĐ - Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh.

Vận dụng kiến thức môn học khác nhau để giải quyết tình huống thực tiễn

Đó là một trong những mục đích cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học năm học 2015-2016 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Đối tượng dự thi là học sinh THCS, THPT, học viên bổ túc THPT. Học sinh hoặc nhóm học sinh (mỗi nhóm không quá 2 học sinh) dự thi trên tinh thần tự nguyện; mỗi học sinh (nhóm học sinh) được tham gia 1 bài dự thi.

Về nội dung, học sinh phát hiện vấn đề và đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn về một số các chủ đề sau:

Hiểu biết về pháp luật, an toàn giao thông; Phòng chống tham nhũng; Bảo vệ chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo;

Bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, tài nguyên và môi trường biển đảo, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Sản phẩm dự thi là một bài viết (chưa đăng báo hay in sách) của cá nhân học sinh hoặc nhóm học sinh dài không quá 3.000 từ, các minh chứng và tư liệu sử dụng dung lượng không quá 10MB.

Tiêu chí chấm thi hướng đến tình huống đặt ra mang tính thực tiễn; gần gũi, thiết thực; có thể được giải quyết bằng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của học sinh dự thi;

Bài viết xác định rõ vấn đề, mục tiêu cần giải quyết; nêu bật được vai trò, ý nghĩa của việc giải quyết tình huống;

Nêu được các phương án với cách thức khác nhau trong việc giải quyết tình huống, ưu tiên những giải pháp và cách thức độc đáo, giàu tính sáng tạo và khả thi;

Bài viết thể hiện được tư duy chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, sự khéo léo trong việc nêu lên phương hướng vận dụng, kết hợp những kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau để giải quyết tình huống.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ