Uỷ ban Pháp luật Quốc hội đưa ra Dự thảo Nghị quyết số 35/2012/QH13

Uỷ ban Pháp luật Quốc hội đưa ra Dự thảo Nghị quyết số 35/2012/QH13

(GD&TĐ) - Trong hai ngày 10 và 11/01, tại TP. Huế, Uỷ ban Pháp luật Quốc hội Khóa XIII đã tổ chức phiên họp lần thứ 8 về việc bỏ và lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Chu Uông Lưu chủ trì Phiên họp lần 8 của Ủy ban Pháp luật Quốc hội.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chủ trì Phiên họp lần 8 của Ủy ban Pháp luật Quốc hội.

Tại phiên họp, các đại biểu là thành viên của Uỷ ban Pháp luật Quốc hội đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh Dự thảo Nghị quyết số 35/2012/QH13 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm Uỷ ban Pháp luật Quốc hội.

“Trách nhiệm của đại biểu là nắm tâm tư nguyện vọng của cử tri và người được bỏ phiếu tín nhiệm nên phải có cơ chế cụ thể để cử tri thể hiện tâm tư nguyện vọng. Việc lấy ý kiến của người dân và công khai việc bỏ và lấy phiếu tín nhiệm là việc làm rất quan trọng, tôi đề nghị Quốc hội bổ sung thêm những điều này”, PGS.TS. Trung tướng Trần Văn Độ, Phó Chánh án TAND tối cao, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, thành viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội cho biết.

Đại biểu Tô Văn Tám, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum, thành viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội cũng bày tỏ: “Nên quy định lại việc bỏ phiếu tại Điểm 3, Điều 8 vì hiện nay cử tri rất mong muốn bỏ phiếu ngay tại chỗ tại kì họp đó. Việc bỏ phiếu tín nhiệm còn là cơ sở để chúng ta đề nhiệm hoặc bãi nhiệm người được lấy phiếu”.

Ngoài ra, các đại biểu còn tập trung đề xuất việc phân loại mẫu phiếu, về phạm vi hướng dẫn, dùng các ý kiến kiến nghị chính đáng của cử tri, bổ sung thêm vào các Điều khoản tại Dự thảo Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Ủy ban Pháp luật Quốc hội .

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh: “Thực ra việc lấy phiếu tín nhiệm để đưa vào Quốc hội là việc mà cử tri thực hiện bằng niềm tin nên những gì mà Ngị quyết không quy định thì không hướng dẫn, còn những gì đã quy định thì nên triển khai làm rõ để trình Quốc hội xem xét Nghị quyết trong thời gian tới”. 

Nghị quyết số 35 được Quốc hội khoá XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 4, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/2/2013.

Anh Khoa

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ