Uống cà phê sẽ sống lâu hơn?

Các nhà khoa học thấy rằng uống cà phê và trà có thể giúp con người sống lâu hơn nhờ làm giảm các chất có thể gây ra các bệnh tim mạch trong máu.

Uống cà phê sẽ sống lâu hơn?

Từ lâu nay, phát hiện về những người uống cà phê có xu hướng sống lâu hơn so với những người kiêng cà phê đã làm các nhà khoa học bối rối.

Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford cho rằng có lẽ họ đã tới lý do tại sao uống trà hoặc cà phê lại có lợi đối với chúng ta. Caffeine là thành phần trong cà phê, trà và một số loại đồ uống có ga có tác dụng phong tỏa các chất hóa học gây viêm nhiễm trong máu.

Khi bị viêm, mạch máu dường như trở nên cứng hơn – đây là yếu tố có nguy cơ gây ra bệnh tim. Viêm nhiễm cũng đóng vai trò quan trọng trong nhiều loại bệnh khác. Alzheimer và các chứng bệnh mất trí khác, viêm xương khớp và ngay cả bệnh trầm cảm cũng là một số bệnh có liên quan đến dạng viêm nhiễm này.

Kết quả xét nghiệm máu của những người có ít chất liên quan tới viêm nhiễm trong máu – đã thấy trong các mẫu máu đó có nhiều caffeine hơn. Các cuộc điều tra tiếp theo cho thấy kết quả đúng như dự đoán, họ uống nhiều cà phê hơn những người khác.

Tiến sĩ David Furman, công tác tại viện nghiên cứu về viêm nhiễm và miễn dịch Institute for Immunity, Transplantation and Ifnection của Đại học Stanford cho biết: “hơn 90% các bệnh không truyền nhiễm do lão hóa có liên quan đến viêm mãn tính. Người ta vẫn biết rằng uống caffeine có liên quan tới việc sống lâu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan này”. Và nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Furman đã tìm ra lý do giải thích cho điều đó.

Đồng nghiệp của ông, Mark Davis nói thêm: “phát hiện này cho thấy rằng một quá trình viêm nhiễm cơ bản do lão hóa, không chỉ dẫn đến các bệnh tim mạch, mà còn là do các vấn đề về phân tử gây ra và chúng ta đã có thể tìm thấy mục tiêu để chiến đấu”

Các tác giả đã phát hiện ra điều này ở một cuộc nghiên cứu vẫn đang được tiếp tục, với những người tham gia có độ tuổi từ 20-30 và một nhóm khác ở độ tuổi 60 – nhóm những người “có xu hướng uống nhiều đồ uống chứa caffeine hơn” và có nồng độ các chất gây viêm trong máu thấp hơn. Trong những người ở độ tuổi 85 khi nghiên cứu bắt đầu từ năm 2008, phần nhiều trong số họ vẫn còn sống khi báo cáo này được công bố cuối năm 2016. Các nhà khoa học đã phân tích số liệu, mẫu máu, lịch sử khám chữa bệnh và lịch sử bệnh tật của những người trong gia đình của người tham gia.

Sự khác biệt lớn nhất giữa nhóm có nồng độ các chất gây viêm cao và nhóm có nồng độ các chất gây viêm thấp là lượng caffeine mà họ tiêu thụ. Nhóm có nồng độ chất gây viêm thấp đã uống nhiều caffein.

Các kiểm tra trong phòng thí nghiệm sau đó trên tế bào con người thấy rằng caffein có một vai trò tích cực trong cuộc chiến với các chất gây viêm.

Chất chính tham gia vào chiến đấu với caffeine là Interleukin – 1- beta. Khi tiêm vào chuột, Il – 1 – Beta dẫn đến “viêm hệ thống quy mô lớn và cao huyết áp”. Nó dẫn đến việc các tế bào miễn dịch – các tế bào bạch cầu chiến đấu với viêm nhiễm và – làm tắc nghẽn thận của con vật. Và họ cũng thấy nhiều tiểu huyết cầu hơn (chất làm cho máu đóng cục)

Tiến sĩ Davis cho biết điều này “làm cho nhiều người uống – và thực sự thích uống – có thể có các lợi ích trực tiếp bất ngờ” từ caffeine. Những gì mà các nhà nghiên cứu cho thấy là mối tương quan giữa việc uống caffeine và tuổi thọ. Và họ đã cho thấy điều đó một cách chặt chẽ hơn, trong các thí nghiệm về cơ chế chính đáng giải thích cho điều đó”

Trong khi điều này chắc chắn sẽ là một tin vui đối với những người yêu cà phê, thì những người không thích cà phê vẫn có thể nhận được lợi ích của caffeine ở các dạng khác. Một số người có nồng độ chất gây viêm thấp cho biết thay vì uống cà phê, họ uống trà và ăn sô-cô-la đen. Một chất được tìm thấy trong sô-cô-la là theobromine cũng cho thấy tác dụng chống viêm.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.