1. Giàu siêu cao gót
Những đôi giày càng ngày càng có gót cao hơn. Nhưng những đôi giày ấy có thể dễ gây ra bong gân mắt cá chân hay là những chứng đau chân mãn tính.
Giải pháp
Bạn nên cân nhắc kĩ hơn nguy cơ sức khỏe trước yếu tố thời trang, phong cách.
2. Gây sưng
Dù là giày cao hay giày cao trung bình, nhưng dáng giày này nói chung đều hay gây ra những vết xước, sưng ở vùng da trên cổ chân, thậm chí có thể bị mưng mủ.
Giải pháp
Có thể khắc phục bằng miếng băng hay gót đệm phù hợp.
3. Nâng cao bàn chân không tự nhiên
Những dáng giày cao cót luôn đặt một áp lực không nhỏ lên xương bàn chân và khớp tại phần ngón chân. Điều này dễ làm căng các dây thần kinh bao quanh vùng đó, dễ gây mỏi thậm chí gãy mô xương.
Giải pháp
Bạn nên chuyển sang những loại gót thấp hơn để tránh những vấn đề ảnh hưởng tới xương bàn chân. Khuyến khích những đôi không quá 2 inch.
4. Bong gân mắt cá chân
Hầu hết các loại giày cao gót đều dễ gây ra bong gân. Phổ biến nhất là bong gân bên, khi bạn bị chệch chân trong khi đi giày cao. Nặng có thể gây rách dây chằng và chữa trị rất mất thời gian. Giầy càng cao càng không an toàn, nó khiến bạn như đi cà kheo vậy.
Giải pháp : Gót vuông
Những đôi giày gót vương có diện tích tiếp xúc đất lớn hơn, làm cho chân đi ổn định hơn nhiều so với giầy gót nhọn. Dù vẫn là giày cao gót gây áp lực cho bàn chân, nhưng chúng làm giảm nguy cơ vấp ngã do đứng không vững.
5. Giầy bệt đế mỏng
Loại giầy này thường rất mềm, không có chút chống đỡ nào cho đôi chân, dễ gây đau từ mọi phía.
Giải pháp : Miếng đệm gót chân
Giúp chống đỡ bàn chân, tránh gây đau nhức bàn chân và gót chân. Đừng ngại tốn tiền mua một đôi lót chân tốt, nó sẽ giúp bảo vệ bàn chân bạn rất nhiều.
6. Dép tông
Tuy tiện dụng, thoải mái và nhiều kiểu dáng đa dạng, nhưng đây cũng không phải loại nên đi thường xuyên. Dép tông làm căng cơ bàn chân, gây mỏi gót và ê ẩm. Hơn nữa đế mỏng không bảo vệ chân bạn khi chẳng may bị dẵm phải mảnh vỡ to.
Giải pháp : Đế cao su dày
Những loại dép đế dày hơn, có dáng thể thao hơn nhưng không bịt kín hết, tạo sự thoáng mát nhưng an toàn hơn dép tông.
7. Đế dày tạo dáng
Tệ hơn là những đôi cao gót đế vừa nặng trịch lại còn không bằng phẳng. Bàn chân bạn vừa bị cong, đi lại bị cứng nhắc.
Giải pháp : Đế bằng
Có thể tìm chất liệu nhẹ như đế xuống bằng cói, mặt tiếp xúc đất bằng phẳng và êm hơn. Điều này sẽ làm giảm áp lực lên bàn chân.
8. Giày chóp nhọn
Tuy rằng có kiểu dáng mới lạ, nhưng kiểu giày này bóp toàn bộ phần trước bàn chân của bạn lại, gây khó chịu, bí chân. Một số người còn bị bầm tím ngón chân do áp suất. Tương tự với các dạng dây quai quấn quanh bàn chân, ngón chân.
Chân bị uốn dạng bất thường lâu sẽ dẫn tới bị cứng nhắc, đau liên tục và xuất hiện vết chai.
Giải pháp : Khung giày rộng hơn
Bạn nên dùng những loại giày có khung bao ngoài phù hợp với bàn chân. Tùy chọn một đôi có dáng khỏe mạnh, dễ đi với chất liệu mềm hơn.
9. Đi giày theo người nổi tiếng
Những đôi giày có hình dạng khác thường chắc chắc không mang lại lợi ích gì. Không nên cố bắt chước vì thật ra người nổi tiếng chỉ đi vào dịp đặc biệt trong thời gian ngắn.
10. Đi giày sai kích cỡ
9/10 phụ nữ đi giày nhỏ hơn cỡ chân của mình khiến đôi chân bị bó chặt, mang nhiều vết lằn, bầm tím, rát đỏ.
Giải pháp : Chọn giày đúng cỡ
Tốt nhất nên đi mua giày vào buổi chiều, lúc đó chân bạn có xu hướng phình to hơn, bạn thử giày sẽ chính xác hơn.
Bạn có thể cân nhắc trước những đôi giày dáng Oxford. Chúng vừa mang lại phong cách mạnh mẽ, nhưng vẫn thanh lịch và thoải mái với chân của bạn.
Có những kiểu dáng giày thể thao đi êm chân và giúp việc đi lại nhiều trở nên dễ dàng và thoải mái. Một số thương hiệu giày thể thao nổi tiếng còn cho ra những dáng giày bảo vệ đến từng ngón chân. Hãy đưa ra những lựa chọn đúng đắn để bảo vệ bàn chân bạn lâu dài.