Hầu hết Những thí sinh thuộc diện tuyển thẳng đều được gửi đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước. |
Nội dung chất vấn:
Theo quy chế tuyển sinh Đại học- Cao đẳng (năm 2009-2010): Việc tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào đại học đối với học sinh giỏi quốc gia do các trường đại học qui định. Tuy nhiên, là cơ quan quản lí nhà nước và chịu trách nhiệm cao nhất về giáo dục – đào tạo, đề nghị Bộ trưởng cho biết:
1. Kết quả cụ thể, số liệu chi tiết việc tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển đại học đối với học sinh giỏi quốc gia của từng trường đại học và toàn ngành giáo dục đào tạo năm 2009?
2. Ngoài Quy chế tuyển sinh, Bộ có văn bản nào hướng dẫn, chỉ đạo, chấn chỉnh các trường đại học khi thực hiện việc tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển các học sinh giỏi quốc gia không?
3. Bộ đánh giá và nhận xét gỡ về những ưu điểm, hạn chế của các trường Đại học khi thực hiện tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi quốc gia? Quan điểm của Bộ về chủ trương này trong thời gian tới như thế nào?
Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:
1. Về kết quả tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển đại học năm 2009
1.1. Tuyển thẳng
Theo quy định tại khoản 2, điều 7 của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành, các đối tượng được xét tuyển thẳng vào các trường đại học (ĐH) là thí sinh trong đội tuyển Olympic, đó tốt nghiệp trung học phổ thông.
Căn cứ quy định trên, tại kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2009 các đại học, học viện và các trường đại học đó tuyển thẳng 31 thớ sinh trong đội tuyển Olympic quốc tế các môn Toán, Tin học, Vật lí, Hóa học và Sinh học (có danh sách kèm theo).
1.2. Ưu tiên xét tuyển
Theo quy định tại khoản 3, điều 7 của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành, các đối tượng được ưu tiên xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ là thí sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học, sau khi thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy, có kết quả thi từ điểm sàn trở lên và không có môn nào bị điểm 0, được trường ĐH, CĐ ưu tiên khi xét tuyển theo quy định của từng trường.
Căn cứ quy định trên, tại kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2009 các đại học, học viện, các trường đại học và cao đẳng đó ưu tiên và xét tuyển được 1.658 thí sinh, trong đó 1.409 thớ sinh trúng tuyển đại học (chiếm tỷ lệ 85%) và 249 thí sinh trúng tuyển cao đẳng (chiếm tỷ lệ 15%).
2. Ngoài Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui, hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo đều có văn bản gửi cỏc sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng hướng dẫn về việc tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển, trong đó quy định rất cụ thể về:
2.1. Trách nhiệm của các sở giáo dục và đào tạo:
- Hướng dẫn các trường trung học phổ thông có thí sinh đạt giải khai phiếu đăng ký tuyển thẳng, phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển.
- Trước ngày 30/6 hàng năm gửi trực tiếp hồ sơ đăng ký tuyển thẳng kèm danh sách thí sinh cho các trường nơi thí sinh đăng ký tuyển thẳng.
- Thu phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển, lập danh sách và gửi cho các trường thí sinh đăng ký ưu tiên xét tuyển trong ngày bàn giao hồ sơ tuyển sinh giữa sở với các trường.
2.2. Trách nhiệm của các đại học, học viện, các trường đại học và cao đẳng:
- Xây dựng quy định cụ thể về tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển (về môn, loại giải, số lượng... ) của trường mình trên cơ sở quy chế tuyển sinh hiện hành và thông báo công khai cho thí sinh trước ngày 30/3 hàng năm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Thông báo kết quả tuyển thẳng cho các sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30/6 hàng năm.
- Tổ chức xét tuyển những thí sinh thuộc diện ưu tiên xét tuyển đó đăng ký dự thi và đăng ký ưu tiên xét tuyển vào trường hoặc cấp giấy chứng nhận kết quả thi cho những thí sinh có nguyện vọng đăng ký ưu tiên xét tuyển vào trường khác.
- Thông báo cho các sở giáo dục và đào tạo trước ngày 20/8 hàng năm.
3. Từ năm 2007, Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui đó qui định về tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào đại học, cao đẳng như đó trình bày ở mục 1 trên. Quy định này có ưu điểm là:
- Khuyến khích những học sinh trung học phổ thông có năng khiếu theo từng bộ môn tham dự các đội tuyển dự thi Olympic quốc tế, để phát triển tài năng, góp phần khẳng định vị thế của nền giáo dục nước nhà trên trường quốc tế.
Năm 2009, có 23 học sinh dự thi các Olympic quốc tế, thì có 22 học sinh đoạt giải (đạt tỷ lệ 95,7%), gồm 3 Huy chương Vàng, 11 Huy chương Bạc, 8 Huy chương Đồng; có 8 học sinh dự thi Olympic Vật lí Châu Á , 100% đều đoạt giải, trong đó có 2 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng và 4 Bằng khen.
Những thí sinh thuộc diện tuyển thẳng, hầu hết đều được gửi đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.
- Những thí sinh đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đều phải dự thi đại học, cao đẳng, nếu đạt kết quả từ điểm sàn trở lên và không có môn nào bị điểm 0, mới được các trường ưu tiên xét tuyển, để học sinh học toàn diện, không học lệch trong quá trình học trung học phổ thông, hơn nữa không gây áp lực nặng nề đối với kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia.
Tuy nhiên, trong quỏ trình thực hiện, một số trường đại học, cao đẳng xây dựng quy định về tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển (về môn, loại giải, số lượng,... ) chưa thật cụ thể; thông báo cho thí sinh, trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông báo đến các sở giáo dục và đào tạo chưa kịp thời,...
Với những ưu điểm của quy định tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế hiện hành, với kinh nghiệm sau 3 năm triển khai thực hiện và tiếp tục thực hiện trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng cả nước khắc phục một số hạn chế nêu trên để quy định tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển từng bước hoàn thiện, gúp phần tạo điều kiện cho các em học sinh có năng lực trong học tập, phấn đấu và phát triển toàn diện, trở thành nhân tài của đất nước. Các trường đại học, cao đẳng tuyển chọn được những học sinh có nguyện vọng vào học những ngành nghề phù hợp với năng lực của mình.
TỔNG HỢP KẾT QUẢ DỰ THI CÁC OLYMPIC QUỐC TẾ 1. Olympic Toán học Quốc tế lần thứ 50 tổ chức tại Cộng hòa Liên bang Đức từ ngày 10/7/2009 đến ngày 22/7/2009
Ghi chú: |
Bộ GD&ĐT