Tục “cha đưa mẹ đón” trong đám cưới có ý nghĩa như thế nào?

Đám cưới mỗi vùng mỗi miền mỗi khác, mỗi nơi lại có những nghi thức, nghi lễ riêng. Đám cưới ở miền Bắc thường có tục “cha đưa mẹ đón” khi đưa cô dâu về nhà chú rể, vậy thực sự tục lệ này có ý nghĩa như thế nào?

Tục “cha đưa mẹ đón” trong đám cưới có ý nghĩa như thế nào?

Trong đám cưới, nhất là đám cưới ở miền Bắc, tục lệ “cha đưa mẹ đón” rất phổ biến. Đối với nhà gái, vào ngày cưới, cha đẻ của cô dâu sẽ đưa cô dâu về nhà chồng. Còn phía nhà trai mẹ chồng sẽ là người đón con dâu về với gia đình.

Cha đưa

Cha đẻ sẽ là người đại diện cho bậc sinh thành đưa con gái đi đến bến bờ mới, nơi bắt đầu cuộc sống hôn nhân sau này thay vì để mẹ đẻ hoặc cả hai đưa đi.

Người ta cho rằng, người đàn ông thường mạnh mẽ và biết kìm nén cảm xúc hơn phụ nữ, phụ nữ rất dễ xúc động. Mẹ đưa con gái về nhà chồng thường hay khóc lóc, sụt sùi vì thương con. Ngược lại, con gái thấy mẹ rất dễ bịn rịn, không muốn rời xa nhà mẹ đẻ.

Gia đình - Tục “cha đưa mẹ đón” trong đám cưới có ý nghĩa như thế nào? (Hình 2).

Những biểu hiện khóc lóc, thương nhớ, bịn rịn, không nỡ rời xa nhà mẹ đẻ được coi là cấm kỵ trong đám cưới, làm cô dâu sau này tâm trí lúc nào cũng nhớ thương cha mẹ đẻ mà không làm tròn bổn phận làm dâu, không tận lực với nhà chồng.

Tục lệ này bắt nguồn từ thời phong kiến, khi hôn nhân còn cưỡng ép, thường là cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Vì thế nên một số trường hợp cô dâu và mẹ đẻ ngồi khóc nức nở, thậm chí còn trốn về nhà đẻ vì sợ.

Qua thời gian người ta rút kinh nghiệm, không để mẹ đẻ đưa con gái về nhà chồng, dần dần bắt chước nhau, trở thành tục lệ.

Mẹ đón

Đối với nhà trai, trong ngày cưới, mẹ chồng sẽ bê theo một tráp nhỏ gọi là tráp xin dâu, bên trong có thể chứa trầu cau và rượu.

Mẹ chồng đi đón con dâu vừa là thể hiện quyền uy của mẹ chồng trước nàng dâu mới, cũng là thể hiện sự chào đón, tôn trọng của mẹ chồng với nàng dâu, không có chuyện xích mích giữa mẹ chồng – nàng dâu.

Gia đình - Tục “cha đưa mẹ đón” trong đám cưới có ý nghĩa như thế nào? (Hình 3).

Cô dâu trong ngày này thường có nhiều cảm xúc, vừa lo lắng, bất an khi về nhà chồng, vừa thổn thức, không nỡ rời xa cha mẹ đẻ, nên người ta nghĩ rằng cho mẹ chồng – cùng là phụ nữ, đi đón con dâu có thể an ủi và hiểu hơn cho tâm trạng của cô dâu. Từ đó cũng làm tăng thêm tình cảm mẹ chồng, con dâu sau này.

Một lý giải khá thú vị cho phong tục cưới hỏi của người miền Bắc này là sợ con dâu và mẹ đẻ sẽ tạo nên thế lực lấn át mẹ chồng. Vậy nên khi cha đẻ đưa con, mẹ chồng đón dâu sẽ tạo không khí thuận hòa hơn, tạo thiện cảm mẹ chồng con dâu hơn.

Theo Nguoiduatin.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.