Tự ý chấm dứt hợp đồng lao động với cô giáo đang bị ung thư, Hiệu trưởng bị kiểm điểm

GD&TĐ - Thông tin từ UBND quận Hồng Bàng (Hải Phòng) sáng nay (26.9) cho biết, quận đã chính thức đình chỉ việc chấm dứt HĐLĐ với cô giáo Nguyễn Thị Lệ Hằng. Đồng thời quận cũng yêu cầu Hiệu trưởng nhà trường tiếp tục ký HĐLĐ đối với cô Hằng đến hết tháng 12/2018.

Cô giáo Hằng đã có 17 năm cống hiến cho ngành giáo dục
Cô giáo Hằng đã có 17 năm cống hiến cho ngành giáo dục

Theo văn bản do bà Hoàng Thị Nhẫn, Phó chủ tịch UBND quận Hồng Bàng ký, trước đó thực hiện chỉ đạo của thành phố về việc chấm dứt HĐLĐ ngoài định biên đến hết tháng 12/2017, UBND quận đã tổ chức họp với hiệu trưởng các trường thuộc quận ban hành thông báo về việc chấm dứt hợp đồng đối với 51 trường hợp lao động hợp đồng ngoài chỉ tiêu và không đúng vị trí làm việc.

Trường hợp cô giáo Hằng là giáo viên HĐLĐ ngắn hạn mùa vụ ký theo từng năm học từ năm 2005 đến nay, lại có trình độ Cao đẳng Sinh - Thể dục (không thuộc vị trí việc làm Giáo dục tiểu học) nên cũng phải chấm dứt HĐLĐ như 51 trường hợp trên.

Tại thời điểm trên, cô Hằng do đã có thời gian HĐLĐ nhiều năm, đồng thời đang trong thời gian chữa bệnh hiểm nghèo (ung thư vú) nên nhà trường có đề nghị quận xem xét. Đồng thời phía nhà trường cũng sẽ định hướng cho cô Hằng đi học chuyển đổi chương trình tiểu học (theo đúng vị trí làm việc) để tiếp tục công tác dài hạn. Từ những lý do trên nên UBND quận không thực hiện chấm dứt HĐLĐ ngắn hạn đối với cô Hằng mà tiếp tục ký đến hết tháng 12/2018.

Nhà trường đánh giá cô giáo Nguyễn Thị Lệ Hằng là một giáo viên giỏi và nhiệt huyết
Nhà trường đánh giá cô giáo Nguyễn Thị Lệ Hằng là một giáo viên giỏi và nhiệt huyết 

Tuy nhiên, tháng 5/2018, trường Tiều học Trần Văn Ơn bất ngờ có thông báo về việc chấm dứt HĐLĐ đối với cô Hằng, thời gian kể từ 31/5/2018 nhưng không hề thông báo lại UBND quận theo qui định.

Trước sự việc trên, UBND quận chỉ đạo, kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với bà Trần Thị Kim Thanh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Văn Ơn do tự ý chấm dứt hợp đồng đối với người lao động khi chưa báo cáo và được sự đồng ý của UBND quận.

Đối với cô giáo Nguyễn Thị Lệ Hằng, không kịp thời phản ánh vụ việc với UBND quận nhung đã đưa thông tin lên mạng xã hội gây dư luận không tốt, ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền và ngành giáo dục quận cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Đến thời hạn 31/12/2018, nếu cô Hằng không có văn bằng chuyển đổi chương trình giáo dục Tiểu học thì UBND quận sẽ thực hiện việc chấm dứt hợp đồng theo qui định. Nếu cô Hằng có nguyện vọng tiếp tục được ký HĐLĐ phải có đơn gửi về UBND quận xem xét định biên còn thiếu bộ môn Sinh, Thể dục của các trường THCS thuộc quận sẽ bố trí sắp xếp phù hợp với vị trí việc làm (nếu có).

UBND cũng giao phòng Nội vụ kết hợp với phòng GD&ĐT quận hướng dẫn thực hiện việc kiểm điểm đối với Hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Văn Ơn và và rút kinh nghiệm đối với bà Nguyễn Thị Lệ Hằng, báo cáo kết quả về UBND quận trước ngày 27/9.

Vừa trải qua phẫu thuật lại nhận quyết định bị chấm dứt hợp đồng

Trong quá trình giảng dạy cô giáo Hằng đã đạt được nhiều bằng khen và giấy chứng nhận những thành tích xuất sắc trong sự nghiệp
 Trong quá trình giảng dạy cô giáo Hằng đã đạt được nhiều bằng khen và giấy chứng nhận những thành tích xuất sắc trong sự nghiệp

Trước đó, do quá sốc khi bị cắt HĐLĐ trong khi bản thân đang mang trong người căn bệnh ung thư vú, ngày 23/09, cô giáo Nguyễn Thị Lệ Hằng (sinh năm 1982, trú tại số 6/8/23/199 Lạch Tray, quận Ngô Quyền, Hải Phòng) là giáo viên hợp đồng dạy môn Thể dục tại Trường Tiểu học Trần Văn Ơn (quận Hồng Bàng, Hải Phòng) từ năm 2005 đã bức xúc chia sẻ thông tin vụ việc lên mạng xã hội.

Theo cô Hằng chia sẻ, từ năm 2008 đến tháng 3/2018, cô được hưởng lương từ nguồn hỗ trợ ngân sách của Ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng. Tuy nhiên vào năm 2017, cô phát hiện mình mắc căn bệnh ung thư vú. Mặc dù rất hoang mang, đau đớn nhưng cô cố gắng chống chọi với bệnh tật để vượt qua. Nhưng cũng vào thời điểm này, cô cùng gia đình phải đối mặt với tình trạng kinh tế kiệt quệ. Chưa kể sau đợt điều trị dài ngày trở về nhà cô Hằng còn bị liệt một cánh tay.

Tuy nhiên trước gánh nặng “cơm áo gạo tiền” cùng với việc chăm lo cho hai con nhỏ, cô Hằng đã cố gắng tập luyện để tiếp tục quay trở lại làm việc.

Cô Hằng cho biết, điều cô sốc và chua xót hơn cả là vào thời điểm khó khăn, khủng khoảng nhất trong cuộc đời là vào tháng 3/2018, cô bị thanh lý hợp đồng với quận, ký hợp đồng với trường. Đến tháng 7/2018, thì tiếp tục nhận được thông báo bị chấm dứt hợp đồng.

Phía nhà trường nói gì?

Theo bà Trần Thị Kim Thanh (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Văn Ơn) bày tỏ, nhà trường cũng muốn giữ cô Hằng lại để giảng dạy nhưng vượt quá thẩm quyền nên chỉ đề nghị UBND quận Hồng Bàng quan tâm, giải quyết.

Cô Hằng là một giáo viên tâm huyết và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Theo đó, cô Hằng đã đạt giáo viên giỏi cấp thành phố, nhiều năm đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Bên cạnh đó, cô còn tham gia bồi dưỡng học sinh và có nhiều học sinh tham dự thi học sinh giỏi môn Thể dục thể thao đạt giải cấp quận, thành phố và cấp quốc gia.

Cũng theo bà Thanh, cô Nguyễn Thị Lệ Hằng là giáo viên dạy thể dục, có bằng cao đẳng Sinh - Thể dục nên không nằm trong định biên của nhà trường (theo quy định giáo viên tiểu học). Tháng 3/2018, trường cũng đã từng đưa cô Hằng vào danh sách các cán bộ, giáo viên hưởng lương ngân sách từ 1/4/2018, nhưng không được Phòng Nội vụ quận Hồng Bàng duyệt với lý do khối tiểu học không có định biên môn Thể dục.

Cũng theo nhà trường, với trách nhiệm đối với giáo viên đã giảng dạy lâu năm nên mặc dù bị loại khỏi danh sách hưởng lương ngân sách quận, nhưng trường vẫn cân đối trả lương và bảo đảm đủ chế độ theo HĐLĐ đối với cô Hằng đến 31/5/2018. Tuy nhiên, từ 1/6 đến tháng 9/2018, do không có nguồn chi trả lương nên nhà trường đã không thể ký HĐLĐ với cô Hằng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.