Từ tháng 2/2021, bỏ yêu cầu chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với giáo viên

GD&TĐ - Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn, từ tháng 2/2021, thông tư mới được ban hành sẽ loại bỏ yêu cầu về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đối với giáo viên.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn trả lời câu hỏi phóng viên tại họp báo Chính phủ.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn trả lời câu hỏi phóng viên tại họp báo Chính phủ.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều 2/12, trả lời câu hỏi của phóng viên về tiến độ ban hành thông tư loại bỏ yêu cầu về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đối với giáo viên mầm non, phổ thông Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, việc này nằm trong kế hoạch rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ GD&ĐT.

Cụ thể, đây là thông tư quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non và phổ thông. Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT đã tiến hành sửa đổi thông tư này.

Hiện thông tư đã được thẩm định, theo kế hoạch, sẽ được Bộ GD&ĐT ban hành trong tháng 12/2020. Sau khi ban hành 45 ngày, theo quy định, thông tư sẽ có hiệu lực từ tháng 2/2021.

Sau khi bỏ yêu cầu về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đối với giáo viên, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành một chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nhằm giúp giáo viên cập nhật các kiến thức cơ bản. Đồng thời, sẽ đưa toàn bộ chương trình đào tạo ngoại ngữ, tin học vào chương trình đào tạo và chương trình bồi dưỡng giáo viên.

Cũng về vấn đề này, đại diện Bộ Nội vụ cho biết, Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 và Nghị định số 138 ngày 27/11/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức đã quy định cụ thể việc miễn thi ngoại ngữ, tin học đối với từng trường hợp.

Đối với từng vị trí việc làm, vị trí nào cần thiết cần phải có tin học, ngoại ngữ cũng đã được quy định rất cụ thể.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.