Tự sửa một số lỗi phổ biến của Play Store

Dưới đây là một số lỗi phổ biến và cách khắc phục khi sử dụng Google Play Store được VnReview lược dịch từ Android Authority.

Tự sửa một số lỗi phổ biến của Play Store

1. Error 944

Lỗi này xuất hiện khi máy chủ của Google gặp sự cố hoặc do một số lý do khác. Cách giải quyết đơn giản nhất là tắt Play Store, chờ một thời gian ngắn rồi thử truy cập lại sau vài phút.

Nên nhớ rằng Error 944 xuất hiện do máy chủ Google gặp lỗi chứ không phải do máy của bạn bị lỗi. Vì vậy bạn không cần loay hoay với các thiết lập cài đặt làm gì cho mất thời gian.

2. Error 941 / 927 / 504 / 495 / 413 / 406 / 110 / rh01 / rpc:aec:0

Những mã lỗi trên thường xuất hiện trong quá trình tải ứng dụng. Dù đến từ nhiều lý do khác nhau nhưng tất cả chúng đều có cùng cách khắc phục đó là khởi tạo ID Google mới cho thiết bị.

Trước hết, bạn cần xóa dữ liệu và bộ nhớ cache của Google Play Store (hoặc Cửa hàng Google Play) trong phần quản lý ứng dụng của thiết bị, sau đó tiếp tục xóa dữ liệu và cache của Google Play Service (Dịch vụ của Google Play).

Việc này sẽ cung cấp một ID Google mới cho thiết bị và sẽ giúp khắc phục các lỗi trên. Nếu vẫn chưa hết, bạn cần đăng xuất tài khoản Google hiện tại ra khỏi máy, khởi động lại rồi đăng nhập một lần nữa để kiểm tra.

3. Error DF-BPA-09

Lỗi này chỉ xuất hiện khi bạn tiến hành mua một ứng dụng nào đó, nhưng vẫn thực hiện theo cách cũ là xóa dữ liệu và bộ nhớ cache của Google Play Service trong phần quản lý ứng dụng của máy. Nếu vẫn chưa hết, bạn cần truy cập Play Store trên nền web rồi mua lại ứng dụng từ phiên bản này.

4. Error 919

Lỗi này rất dễ để khắc phục, nó xuất hiện khi thiết bị của bạn không còn đủ dung lượng trống để cài đặt (hoặc tải về bản cập nhật) của ứng dụng. Lúc này bạn cần làm một số cách để giải phóng bớt bộ nhớ thiết bị thì sẽ hết lỗi.

5. Error 491 / 923 / 101

Vì một số lý do nhất định nên lỗi này sẽ xuất hiện mỗi khi tải về hoặc cập nhật một ứng dụng nào đó. Với lỗi này, bạn cần đăng xuất tài khoản Google ra khỏi thiết bị, khởi động lại rồi đăng nhập tài khoản Google đó vào máy một lần nữa, cuối cùng là xóa dữ liệu của Google Play Service.


6. Error 403

Cũng tương tự như 3 lỗi trên, lỗi 403 xuất hiện khi tải hoặc cập nhật một ứng dụng nào đó, nguyên nhân là do xung đột giữa nhiều tài khoản Google trong máy (nếu thiết bị có nhiều hơn 1 tài khoản Google cùng đăng nhập).

Để khắc phục, bạn cần đăng nhập vào tài khoản Google được dùng để cài đặt ứng dụng đó, gỡ bỏ rồi cài lại. Nếu chưa hết, bạn vào phần thiết lập của Play Store rồi xóa lịch sử tìm kiếm trên máy. Ngoài ra, bạn có thể tạo một tài khoản Google mới rồi sử dụng tài khoản đó để tải về xem có được không.

7. Error 927

Lỗi này xuất hiện khi ứng dụng vừa được tải về (hoặc cập nhật) và Play Store cũng đang tải về bản cập nhật của chính nó. Cách giải quyết là chờ đến khi Play Store cập nhật xong rồi tải lại ứng dụng. Bạn cũng có thể cần phải xóa dữ liệu của Play Store và Play Service nếu đã cập nhật xong mà lỗi vẫn chưa hết.


8. Error 481

Lỗi này xuất hiện khi tài khoản Google của bạn gặp vấn đề nghiêm trọng và không thể khắc phục được. Cách giải quyết duy nhất là đăng xuất tài khoản Google hiện tại ra khỏi máy rồi đăng nhập lại bằng một tài khoản Google khác, hoặc đăng ký một tài khoản mới.

9. Error 911

Khá khó để tìm ra nguyên nhân chính xác của lỗi này, nó có thể đến từ kết nối mạng hoặc do Play Store gặp lỗi.

Việc kết nối vào một mạng Wi-Fi yêu cầu đăng nhập có thể là nguyên nhân gây ra lỗi 911 bởi bạn cần xác thực kết nối của mình. Nếu đã đăng nhập mạng xong nhưng lỗi vẫn chưa hết thì bạn cần xem lại kết nối Wi-Fi xem có bị lỗi gì hay không và hãy thử kết nối vào một mạng Wi-Fi khác, hoặc chuyển sang dùng 3G/4G xem sao.

Bạn cũng có thể xóa dữ liệu của Play Store để khắc phục lỗi trên.

Theo Vnreview

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ