Tù nhân khoe tiền, ma túy trên Facebook gây phẫn nộ

Người dân Pháp đang thực sự phẫn nộ khi một trang Facebook mô tả cảnh tù nhân khoe tiền cùng ma túy trong nhà tù Baumettes ở Marseille.

Nhà tù Champ-Dollon.
Nhà tù Champ-Dollon.

Trang Facebook có tên "Chết cười ở Baumettes" đã bị đóng cửa ngay sau khi thông tin rò rỉ trên truyền thông và người ta vẫn đang điều tra ai là chủ nhân của trang này. Những hình ảnh hoan lạc trên đó vẫn đang lây truyền và gây bức xúc trong dư luận.

Công đoàn giám thị nhà tù (SPS) đã gửi thông cáo đến Ban lãnh đạo Nhà tù Marseille, yêu cầu "chấm dứt ngay kiểu điều hành nhà tù như khu nghỉ dưỡng kia".

Thông cáo cũng yêu cầu khám xét toàn bộ nhà tù ở Marseille, tăng cường giám thị… Theo ông Jeremy Joly, đại diện Công đoàn giám thị tại nhà tù ở Marseille, trong các đợt khám xét, họ đã thu giữ rất nhiều điện thoại di động, dao kiếm và ma túy.

Hồi mùa hè 2014, SPS cũng đã cảnh báo với Ban lãnh đạo nhà tù về chuyện phát hiện nhiều "gói hàng" từ bên ngoài ném vào sân đi dạo của nhà tù.

Theo phía Công đoàn, Ban lãnh đạo khi đó không có phản ứng gì.

Trang Facebook của tù nhân ở Marseille đã gây phẫn nộ vì công bố những tấm ảnh chụp "tự sướng" các tù nhân khoe cơ bắp, hoặc khoe xấp tiền euro mệnh giá cao, thậm chí có những tấm ảnh khoe ma túy và điện thoại di động.

Tù nhân khoe hình chụp tự sướng và khoe tiền
Tù nhân khoe hình chụp tự sướng và khoe tiền.

Trong buổi họp báo mới đây, Ban lãnh đạo Cơ quan quản lý nhà tù liên vùng (AP) cho biết, họ đã điều tra ngay khi biết về trang Facebook và tác giả trang này đã tự đóng ngay sau đó. Theo ông Philippe Perron, Giám đốc liên vùng của AP, trang Facebook do người bên ngoài lập ra chứ không phải tù nhân, nhưng hình ảnh thì do tù nhân chuyển ra ngoài.

Theo các trung tâm giam giữ của Thụy Sĩ, "xuất khẩu" tù nhân sang các quốc gia láng giềng như Pháp và Đức có thể giúp làm giảm bớt tình trạng quá tải của các nhà tù nước này.

Các nhà tù Thụy Sĩ hiện đang trong tình trạng vượt số tù nhân cho phép.

Tình trạng quá tải đạt đến đỉnh điểm tại nhà tù Champ-Dollon cách đây một năm, dẫn đến các cuộc đụng độ bạo lực giữa các tù nhân.

Các lính coi ngục tại nhà tù chính của Geneva - một trong những trại giam đông đúc nhất của Thụy Sĩ - đã đình công trong năm 2014 để phản đối, trong khi Tòa án Liên bang đã phán quyết có lợi cho một tù nhân một năm trước đây vì những phàn nàn về điều kiện chật chội.

Mặc dù Thụy Sĩ đã cố gắng tăng công suất nhà tù, song giám đốc nhà tù của các bang cho rằng, ý tưởng đề nghị các nhà tù ở các nước láng giềng khác giam giữ một số tù nhân Thụy Sĩ cũng đáng được quan tâm.

Hồi cuối tháng 11 năm ngoái, các chính quyền bang đã gửi thư yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp, Cảnh sát Thụy Sĩ và bà Simonetta Sommaruga, Tổng thống Thụy Sĩ cân nhắc lựa chọn đề án trên vì tình trạng quá tải hiện nay làm gia tăng những rủi ro an ninh đáng kể.

Charles Juillard, Giám đốc Tư pháp bang Jura, cho rằng, "xuất khẩu" tù nhân có thể là một giải pháp ngắn hạn hợp lý cho đến khi tìm được giải pháp bền vững hơn ở Thụy Sĩ.

Theo ông Juillard, các giải pháp tốt nhất về mặt tự nhiên là xây dựng thêm các nhà tù, nhưng điều này tốn kém và mất nhiều thời gian. Trong khi chờ đợi, Thụy Sĩ có thể gửi tù nhân ra nước ngoài, đặc biệt là Đức.

Một số nước khác ở châu Âu đã sử dụng chương trình chia sẻ dịch vụ nhà tù, đáng chú ý nhất là Bỉ-Hà Lan, Liechtenstein-Áo.

Năm ngoái, Thụy Điển từ chối một yêu cầu của Na Uy để thuê một phần không gian nhà tù, song vẫn để ngỏ cửa cho một số loại hình hợp tác khác trong tương lai.

Theo Tấm gương

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ