Từ 2010-2020: Thu hút 30% HS tốt nghiệp THCS học TCCN, học nghề

Từ 2010-2020: Thu hút 30% HS tốt nghiệp THCS học TCCN, học nghề

(GD&TĐ)-Bộ GD&ĐT trả lời chất vấn của đồng chí Trịnh Tiến Long - Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn về vấn đề tuyển sinh ĐH, CĐ và TCCN, trường nghề.

Thí sinh tham gia kỳ thi ĐH, CĐ 2010. Ảnh: gdtd.vn
Thí sinh tham gia kỳ thi ĐH, CĐ 2010. Ảnh: gdtd.vn

Nội dung chất vấn:

1. Năm 2009, chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng, đại học và trung cấp chuyên nghiệp không đạt chỉ tiêu. Năm 2010, chỉ tiêu tuyển mới cao đẳng, đại học tiếp tục không đạt chỉ tiêu (chỉ tiêu 12%, ước thực hiện chỉ đạt 6,8%), trong khi tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT cả nước năm 2010 đạt cao. Đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân và giải pháp?

2. Thực tế qua kết quả thi tốt nghiệp THPT những năm qua cho thấy tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT cả nước là không đồng đều (một số tỉnh liên tiếp nhiều năm tỉ lệ đỗ thấp). Có ý kiến cho rằng một trong những nguyên nhân tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt thấp là do chất lượng đầu vào học sinh thấp. Thực tế hiện nay công tác tuyển sinh tại nhiều trường nghề gặp khó khăn (nhiều trường trong nhiều năm không tuyển đủ chỉ tiêu).

Bộ trưởng có nhận xét gì về vấn đề nêu trên? Chiến lược phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS của Bộ trong thời gian tới như thế nào?

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

1. Về việc thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010

a) Về việc thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII, Quý Đại biểu Quốc hội đã có ý kiến chất vấn Bộ Giáo dục và Đào tạo việc thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trả lời tại văn bản số 3157/BGDĐT-VP ngày 04/6/2010 với nội dung:

Tuyển sinh đại học 4 năm qua, kết quả như sau: 

2006

2007

2008

2009

Tổng cộng 4 năm

Chỉ tiêu Quốc hội duyệt về tuyển sinh ĐH,CĐ

(a)

268.389

366.660

427.105

502.461

1.564.615

Tuyển sinh thực tế (b)

284.979

354.194

439.064

481.866

1.560.103

b/a

106,3%

96,6%

102,8%

95,9%

99,71%

Qua bảng trên ta thấy: tỉ lệ tuyển sinh đại học, cao đẳng thực tế so với chỉ tiêu được Quốc hội duyệt (do Chính phủ trình Quốc hội) 4 năm qua theo xu hướng: Hai năm 2006 và 2008 vượt kế hoạch; Hai năm 2007 và 2009 không đạt chỉ tiêu kế hoạch; Tổng số sinh viên tuyển mới so với kế hoạch 4 năm đạt 99,71%.

Năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định tuyển mới 514.496 chỉ tiêu (tăng 6,77% so với năm 2009).

Sau 3 đợt xét tuyển theo nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3, đến nay, các trường đại học, cao đẳng đang tổng hợp và báo cáo về Bộ số học sinh thực tế nhập học. Dự kiến đến giữa tháng 12/2010 sẽ có kết quả thực tuyển của các trường, từ đó sẽ xác định tuyển sinh năm 2010 đạt được bao nhiêu % so với kế hoạch xác định ban đầu.

b) Nguyên nhân

- Liên tục trong các năm vừa qua, từ 2006 đến 2010, chỉ tiêu tuyển sinh luôn liên tục tăng năm sau so với năm trước khoảng 10%. Trong khi đó, theo báo cáo điều tra dân số, thì dân số ở độ tuổi trung học phổ thông của nước ta những năm gần đây giữ ổn định, không tăng. Số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông các năm 2007, 2008 và 2009 dao dộng trong khoảng 750 nghìn đến 850 nghìn; Do vậy, tốc độ tăng chỉ tiêu tuyển sinh của giai đoạn 2006-2010 là rất cao.

- Trong khi đó, những năm gần đây, trong hệ thống đào tạo của nước ta có thêm các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Thực tế đó đã có tác dụng phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học phổ thông, giảm một phần lượng thí sinh vào các trường đại học, cao đẳng (và cả các trường trung cấp chuyên nghiệp).

- Bên cạnh đó, trong những năm gần đây học sinh chủ yếu thi vào các ngành Kinh tế, Tài chính-Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh; Trong khi đó, một số ngành nghề đào tạo như: Kĩ thuật, Công nghệ, Nông-Lâm không thu hút được sinh viên vào học.

- Mặt khác, chấp hành Nghị quyết giám sát của Quốc hội, để đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, Bộ GDĐT đã tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thực hiện “3 công khai”; Các cơ sở không đảm bảo chất lượng thì không cho tuyển sinh và không giao chỉ tiêu tuyển sinh.

Do thực hiện “3 công khai”, trong đó có công khai điều kiện đảm bảo chất lượng, thí sinh và xã hội đã quan tâm nhiều hơn tới tình hình đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất của các nhà trường khi lựa chọn đăng ký vào học. Do vậy, nhiều trường (chủ yếu trường ngoài công lập) không tuyển hết chỉ tiêu được xác định.

c) Giải pháp

- Dựa trên quy hoạch phát triển nguồn nhân lực để xây dựng mạng lưới đào tạo phù hợp. Xác định cơ cấu ngành nghề đào tạo hợp lý trong các trường đại học, cao đẳng.

- Chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng viên, nhằm gắn phát triển quy mô với nâng cao chất lượng đào tạo.

- Ban hành các tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh, đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội, đào tạo theo địa chỉ sử dụng. Điều chỉnh chỉ tiêu tuyển mới đại học, cao đẳng tăng bình quân 6 - 7 %/năm.

2. Về kết quả thi tốt nghiệp THPT những năm qua; Công tác tuyển sinh tại các trường nghề và Chiến lược phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS

a) Về kết quả thi tốt nghiệp THPT

Phân tích kết quả tốt nghiệp THPT một số năm gần đây cho thấy: Ở những địa phương, khu vực có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, vùng thuận lợi thì tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cao, trong đó tỷ lệ tốt nghiệp Khá, Giỏi cũng khá cao (trong phạm vi một tỉnh, một huyện cũng vậy). Ở những địa phương, khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, chậm phát triển thì tỷ lệ học sinh tốt nghiệp thấp, trong đó chủ yếu tốt nghiệp loại trung bình. Điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, cơ sở vật chất cho dạy và học thiếu thốn, chất lượng đội ngũ chưa cao,  thiên tai, lụt bão xảy ra hàng năm là những yếu tố có ảnh hưởng không tốt đến tỷ lệ học sinh đi học và chất lượng học tập của học sinh tại các vùng này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương thực hiện những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó chú trọng giáo dục ý thức và động cơ học tập cho học sinh; quan tâm hỗ trợ học sinh học yếu từ đầu năm học, đầu cấp học; vận động 3 đủ (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở); đổi mới phương pháp dạy học, hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng; Tăng cường cơ sở vật chất cho dạy và học; Cải thiện và nâng cao đời sống cho cán bộ giáo viên, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo và cán bộ quản lý; Thực hiện chương trình dạy học theo những quy định riêng cho từng vùng miền; Biên chế thời gian dạy và học của năm học phù hợp với thực tế của địa phương.

b) Công tác tuyển sinh tại các trường nghề

Căn cứ theo Luật Giáo dục 2005 và quy định chức năng, nhiệm vụ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chuyển nội dung chất vấn này đến Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, xin trân trọng báo cáo để Đại biểu biết.

c)Về việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS

c1. Phương hướng thực hiện phân luồng

- Cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương và chính quyền địa phương có định hướng phân luồng học sinh sau THCS vào học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Phân luồng học sinh theo hướng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và nhu cầu nhân lực của địa phương, đào tạo gắn với nhu cầu của xã hội.

c2. Mục tiêu

Từ 2010 đến 2020 phải thu hút 30 % học sinh tốt nghiệp THCS vào học TCCN và học nghề.

c3. Giải pháp và điều kiện thực hiện phân luồng

- Tái cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, để tạo ra con đường và cơ hội học suốt đời cho người dân; Phát triển mô hình dạy chữ và dạy nghề;

- Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của xã hội đối với học nghề; Đổi mới công tác giáo dục và tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông;

- Đổi mới chương trình giáo dục của trung cấp nghề và TCCN để đảm bảo tính thống nhất về mục tiêu đào tạo (hay chuẩn đầu ra) cũng như nội dung và thời lượng đào tạo tạo cơ  hội cho người lao động có điều kiện học tập nâng cao trình độ;

- Đầu tư mở rộng quy mô các cơ sở dạy nghề, TCCN ở những vùng còn gặp nhiều khó khăn;

- Hỗ trợ tài chính cho học sinh dân tộc, học sinh nghèo và những cơ sở đào tạo tuyển học sinh tốt nghiệp THCS để vào học nghề, TCCN từ sớm.

*Đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ Huỳnh Văn Tiếp cũng có câu hỏi liên quan đến các vấn đề tuyển sinh ĐH, CĐ và thi tốt nghiệp THPT.

Nội dung chất vấn như sau:

1. Theo số liệu thi tốt nghiệp phổ thông trung học:

Năm  2006 là 94% chưa thực hiện 3 không ngành giáo dục.

Năm  2007 là 66,7% thấp hơn 2006 là 27,3%.

Năm  2008 là 76% tăng 9,3% so với 2007.

Năm  2009 là 83,3% tăng 7,8% so với 2008.

Năm  2010 là 92,87% tăng 9,07% so với 2009.

Năm  2006 do thi không nghiêm túc nên tỷ lệ đạt cao.

Năm  2007-2008 thi nghiêm túc, thanh tra Bộ tăng cường kiểm tra nên tỷ lệ đạt thấp, nhưng thật sự chất lượng.

Năm 2009 và đặc biệt năm 2010, việc tổ chức thi thiếu nghiêm túc, đề thi trong Bộ đề ôn thi, đáp án dễ cho điểm. Các đoàn kiểm tra của Bộ giảm dẫn tới học sinh học yếu vẫn thi đậu tốt nghiệp. Cử tri nhận xét việc tổ chức thi phổ thông lúc thì Bộ thả lỏng, lúc thì siết lại dẫn tới chất lượng giáo dục phổ thông trung học kém. Bộ trưởng nghĩ sao về nhận xét của cử tri?

2. Bộ trưởng có suy nghĩ tại vì sao:

Năm 2010 chỉ có 1 triệu 870 ngàn thí sinh đăng ký thi đại học, cao đẳng thấp hơn năm 2008 gần 500.000 thí sinh. Nhiều trường có tỷ lệ đậu tốt nghiệp phổ thông trung học đạt 80-90-95% nhưng rất ít hoặc không có em nào đậu vào đại học chính quy.   

3. Bộ trưởng cho biết nguyên nhân kết quả thi tuyển và đại học, cao đẳng đạt 6,8% trong khi Nghị quyết Quốc hội nêu 2010 phải đạt 12%.

4. Theo số liệu tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đến năm học 2009-2010:

- Trường mầm non, mẫu giáo đạt 15,8%;

- Trường tiểu học đạt 36,6%;

- Trung học cơ sở đạt 17,7%;

- Trung học phổ thông đạt 9,5%.

Với vai trò là Bộ trưởng, Bộ đã tham mưu Chính phủ thực hiện đến chừng nào các trường mầm non, mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt 90-95% là trường đạt chuẩn quốc gia.

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

1. Về vấn đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông và chất lượng giáo dục phổ thông:

Từ năm học 2006-2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực trong thi cử và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục thông qua cuộc vận động “Hai không” của ngành. Từ đó, các kì thi tốt nghiệp được tổ chức nghiêm túc hơn và được xã hội hoan nghênh, thừa nhận. 

Trong những năm học vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các kì thi tốt nghiệp, Bộ không giao chỉ tiêu phải tốt nghiệp bao nhiêu % cho các tỉnh; các tỉnh không giao chỉ tiêu cho trường, quận, huyện; Việc tổ chức kiểm tra, thi cử phải được phản ánh đúng chất lượng thực chất.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, các cơ sở giáo dục chú trọng các giải pháp: giáo dục học sinh ý thức học thực chất vì tương lai của mình và trách nhiệm với xã hội; hỗ trợ học sinh yếu từ đầu năm học, đầu cấp học; vận động thực hiện “3 đủ”; đổi mới phương pháp dạy học; hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng; Tăng cường cơ sở vật chất; Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhà giáo và hiệu trưởng các trường phổ thông; Ở các địa phương có tỷ lệ tốt nghiệp năm 2007 thấp thì cấp ủy, chính quyền địa phương có Nghị quyết riêng về phát triển giáo dục, huy động xã hội tham gia. Nhờ đó, các kỳ thi tốt nghiệp THPT từ chỗ chưa nghiêm túc đến trật tự, kỷ luật thi được xiết chặt, nghiêm túc; Số học sinh vi phạm quy chế giảm mạnh: 2.621 năm 2007; 833 năm 2008; 269 năm 2009; 90 năm 2010 (bằng 3,4% năm 2007, giảm 96,6%) và kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông vẫn tăng hàng năm: 2007: 67%; 2008: 76% (tăng 9%); 2009: 84% (tăng 8%); 2010: 92,5% (tăng 8,5%).

Kết quả năm 2010: không có tăng đột biến, bất ngờ. Có 5 tỉnh, thành phố kết quả tốt nghiệp giảm so với 2009: Tp HCM, Lâm Đồng, Tiền Giang, Bình Thuận, Điện Biên. Tỉ lệ khá giỏi trong thi tốt nghiệp phổ thông năm 2007: 10%; 2008: 11%; 2009: 11%; 2010: 10,6%. Tức là, qua 4 năm thực hiện “Hai không” đã lập lại trật tự thi cử, tạo ý thức học tập tốt hơn, điều kiện đầu vào học tập được cải thiện, chất lượng đại trà được nâng lên rõ rệt (tốt nghiệp 67% lên 92%), song tỉ lệ học sinh khá, giỏi chưa được cải thiện, đây là yêu cầu trọng tâm của giai đoạn tới.

2. Về việc nhiều trường THPT có tỷ lệ tốt nghiệp cao nhưng rất ít em đậu vào đại học

a) So sánh Thí sinh đăng ký, dự thi đại học, cao đẳng năm 2008 và năm 2010

Năm 2008

Năm 2010

So với 2008

Số hồ sơ ĐKDT (a)

2.408.681

2.078.840

Giảm 329.841

Số thí sinh dự thi (b)

1.663.940

1.589.305

Giảm 74.635

Tỷ lệ (b/a)

69,08%

76,45%

Tăng 7,37%

Số hồ sơ đăng ký dự thi và số thí sinh thực tế đến dự thi năm 2010 giảm so với năm 2008 là do các nguyên nhân sau:

- Tổng số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông năm 2010 so với năm 2008 giảm 45.189 học sinh (năm 2008: 888.423 học sinh và năm 2010 là 843.234).

- Các Sở giáo dục và Đào tạo các địa phương đã chỉ đạo các trường trung học phổ thông trên địa bàn làm tốt công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh.

- Tổ chức các hoạt động tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại nhiều địa phương, vùng, miền vì vậy, thí sinh có đầy đủ thông tin, cân nhắc và lựa chọn kỹ càng hơn khi đăng ký dự thi.

- Lệ phí tuyển sinh dự thi đại học, cao đẳng năm 2010 tăng so với năm 2008, khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi, thí sinh phải nộp đồng thời lệ phí đăng ký dự thi và lệ phí dự thi (80.000 đồng/1 hồ sơ, tăng 20.000đ so với 2008), góp phần giảm hồ sơ ảo.

b) Theo thống kê kết quả thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010 (đã đưa lên mạng của Bộ Giáo dục và Đào tạo), tỷ lệ thí sinh trúng tuyển vào đại học hệ chính quy của các trường THPT trong cả nước như sau: Có 224 trường có tỷ lệ học sinh trúng tuyển từ 13% trở lên;  949 trường có tỷ lệ học sinh trúng tuyển từ 10% trở lên; 1579 trường có tỷ lệ học sinh trúng tuyển từ 6% trở lên; 9 trường có tỷ lệ học sinh trúng tuyển từ 5,07% trở lên; Không có trường nào không có học sinh trúng tuyển vào đại học hệ chính quy. Sở dĩ như vậy vì yêu cầu kiến thức của kỳ thi tuyển sinh vào đại học cao hơn yêu cầu của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Hơn nữa, ở nhiều trường, nhất là các trường ở vùng khó khăn học sinh được hưởng điểm ưu tiên cao, nên tỷ lệ tốt nghiệp THPT dù có cao, nhưng phần đông chỉ là những em tốt nghiệp loại Trung bình, nên tỷ lệ thi đỗ vào đại học vẫn thấp.

3. Về việc thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh

Tuyển sinh đại học 4 năm qua, kết quả như sau:

2006

2007

2008

2009

Tổng cộng 4 năm

Chỉ tiêu Quốc hội duyệt về tuyển sinh ĐH,CĐ

(a)

268.389

366.660

427.105

502.461

1.564.615

Tuyển sinh thực tế (b)

284.979

354.194

439.064

481.866

1.560.103

b/a

106,3%

96,6%

102,8%

95,9%

99,71%

Qua bảng trên ta thấy: tỉ lệ tuyển sinh đại học, cao đẳng thực tế so với chỉ tiêu được Quốc hội duyệt (do Chính phủ trình Quốc hội) 4 năm qua theo xu hướng: Hai năm 2006 và 2008 vượt kế hoạch; Hai năm 2007 và 2009 không đạt chỉ tiêu kế hoạch; Tổng số sinh viên tuyển mới so với kế hoạch 4 năm đạt 99,71%.

Năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định tuyển mới 514.496 chỉ tiêu (tăng 6,77% so với năm 2009).

Sau 3 đợt xét tuyển theo nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3, đến nay, các trường đại học, cao đẳng đang tổng hợp và báo cáo về Bộ số học sinh thực tế nhập học. Dự kiến trong tháng 12/2010  sẽ có kết quả thực tuyển của các trường, từ đó sẽ xác định tuyển sinh năm 2010 đạt được bao nhiêu % so với kế hoạch xác định ban đầu.

Về nguyên nhân của việc không đạt chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng, xin được báo cáo như sau:

- Liên tục trong các năm vừa qua, từ 2006 đến 2010, chỉ tiêu tuyển sinh luôn liên tục tăng năm sau so với năm trước khoảng 10%. Trong khi đó, theo báo cáo điều tra dân số, thì dân số ở độ tuổi trung học phổ thông của nước ta những năm gần đây giữ ổn định, không tăng. Số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông các năm 2007, 2008 và 2009 dao dộng trong khoảng 750 nghìn đến 850 nghìn; Do vậy, tốc độ tăng chỉ tiêu tuyển sinh của giai đoạn 2006-2010 là rất cao.

- Trong khi đó, những năm gần đây, trong hệ thống đào tạo của nước ta có thêm các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Thực tế đó đã có tác dụng phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học phổ thông, giảm một phần lượng thí sinh vào các trường đại học, cao đẳng (và cả các trường trung cấp chuyên nghiệp).

- Bên cạnh đó, trong những năm gần đây học sinh chủ yếu thi vào các ngành Kinh tế, Tài chính-Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh mà chỉ tiêu tuyển vào các ngành này cũng có hạn. Trong khi đó, một số ngành nghề đào tạo như: Kĩ thuật, Công nghệ, Nông-Lâm không thu hút được sinh viên vào học.

- Mặt khác, chấp hành Nghị quyết giám sát của Quốc hội, để đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại học, Bộ GDĐT đã tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thực hiện “3 công khai”; Các cơ sở giáo dục đại học không đảm bảo chất lượng thì không cho tuyển sinh và không giao chỉ tiêu tuyển sinh.

Do thực hiện “3 công khai”, trong đó có công khai điều kiện đảm bảo chất lượng, thí sinh và xã hội đã quan tâm nhiều hơn tới tình hình đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất của các nhà trường khi lựa chọn đăng ký vào học. Do vậy, nhiều trường (chủ yếu trường ngoài công lập) không tuyển hết chỉ tiêu được xác định.

4. Về việc thực hiện xây dựng trường chuẩn quốc gia đối với các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông

Để có thể nâng số lượng và tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt đến 90-95%, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tham mưu với Chính phủ ban hành các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương trong công tác xây dựng kế hoạch, phấn đấu từng bước nâng số lượng các trường và tỷ lệ đạt chuẩn quốc gia.

Đối với giáo dục mầm non, phấn đấu tỉ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia  vào năm 2015 là 50%.

Đối với các trường tiểu học, phấn đấu đến năm 2017, các trường tiểu học trên toàn quốc có thể đạt được 4 tiêu chuẩn (Tổ chức quản lý, đội ngũ giáo viên, xã hội hoá giáo dục, chất lượng giáo dục). Trên cơ sở đó, có thể đến năm 2025 có 90-95% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

Đối với các trường trung học, công tác xây dựng trường trung học đạt chuẩn quốc gia được thực hiện từ năm 2001, tuy nhiên, việc dành quỹ đất cho ngành giáo dục ở các tỉnh, thành phố còn rất hạn chế, dẫn đến tình trạng chưa đủ hệ thống phòng học, phòng học bộ môn, sân chơi bãi tập... vì vậy, việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở một số địa phương còn chậm.

Ngày 26/02/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT Quy định về việc xây dựng trường trung học đạt chuẩn quốc gia. Theo đó, quy định diện tích cho một học sinh được tính theo diện tích sử dụng, không tính theo diện tích mặt bằng của trường/học sinh. Với quy định này, việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đối với các tỉnh, thành phố phù hợp với thực tế hơn, đáp ứng được đòi hỏi của nhà trường.

Bộ GDĐT không đề ra các chỉ tiêu buộc các địa phương phải đạt 90-95% mà chỉ đề ra chủ trương khuyến khích các tỉnh, thành phố trong cả nước có những kế hoạch phù hợp để xây dựng được ngày càng nhiều trường trung học đạt chuẩn quốc gia.

Bộ GD&ĐT

TIN LIÊN QUAN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.