Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn xác lập một kỷ lục Việt Nam

GD&TĐ -  Hôm nay (31/1), Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn chính thức khai mạc lễ hội “ Tết sinh viên- Xuân Đại Việt” cho hơn 500 sinh viên của trường. 

Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn xác lập một kỷ lục Việt Nam
Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn xác lập một kỷ lục Việt Nam ảnh 1Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn xác lập một kỷ lục Việt Nam ảnh 2Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn xác lập một kỷ lục Việt Nam ảnh 3Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn xác lập một kỷ lục Việt Nam ảnh 4
Theo Thạc sỹ Lê Lâm - Hiệu trưởng nhà trường, Lễ hội “ Tết sinh viên- Xuân Đại Việt” không chỉ thể hiện sự quan tâm của Ban giám hiệu đến đời sống văn hóa, tinh thần của các bạn sinh viên xa quê, mà còn hướng các em đến các hoạt động văn hóa, hướng về nguồn cội, vì cộng đồng. 

Thông qua các hoạt động đa dạng tại lễ hội như: Vẽ tranh thư pháp, gian hàng ẩm thực, các trò chơi dân gian, chương trình quyên góp từ thiện… hướng về mục đích chính: quyên góp ủng hộ người nghèo có một cái Tết ấm no.

Chia sẻ cảm xúc tại lễ hội mùa xuân, Nguyễn Ngọc Long - sinh viên khoa Dược - cho biết: Với sinh viên xa quê như tụi em, việc được tham gia vào không khí xuân đậm chất dân gian, giàu tính biểu tượng văn hóa như lễ hội “Tết sinh viên - Xuân Đại Việt” mang đến cho tụi em rất nhiều cảm xúc. 

Cảm xúc ấy không chỉ là nỗi nhớ quê hương, tình yêu dân tộc, mà vượt lên tất cả chính là mình có được cảm giác sẻ chia yêu thương, mang đến cái Tết ấm áp cho những cuộc đời có số phận không may mắn ngoài kia. Để họ có được một cái Tết ấm no, không thiếu thốn.

Tại lễ khai mạc, trường CD Đại Việt trao những suất học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó học giỏi và vinh dự xác lập một kỷ lục Ghi nét Việt Nam từ Tổ chức kỷ lục Việt Nam cho mô hình Cây hoa mai lớn nhất do tập thể giáo viên và học sinh, sinh viên thực hiện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?