Trước ngày ra tòa ly hôn, tôi tiết lộ sự thật làm cả nhà chồng choáng váng

"Phượng ơi, cho bà ăn cháo nhanh lên! Xong việc thì còn lau nhà, rồi cơm nước nữa chứ! Một đống việc mà sao con không nhanh cái tay lên!".

(Ảnh minh họa).
(Ảnh minh họa).

- Dạ, vâng. Con xong ngay đây ạ!  

Mẹ chồng tôi lườm với ánh mắt sắc hơn dao rồi ngúng nguẩy đi ra ngoài, vừa đi bà vừa đủng đỉnh rũa móng tay. Ngày nào đi làm thì tôi còn thấy đỡ khổ chứ cuối tuần thì tôi phải luôn chân, luôn tay chẳng kém gì đứa ở mà còn bị mắng mỏ liên hồi.

Nhưng biết làm sao được, tôi đành vì hai con gắng gượng mà sống tiếp.  

Tôi và Trọng lấy nhau khi cả hai mới 20 tuổi đầu. Khi ấy Trọng là sinh viên năm thứ hai Đại học còn tôi đang đi học may. Vì lỡ có bầu nên hai đứa đành cưới, chứ ai chẳng biết cưới xin trong hoàn cảnh ấy sẽ khổ sở trăm bề. Ngày đầy tháng thằng cháu, mẹ tôi nói thẳng vào mặt con dâu:  

- Thằng Trọng đang còn đi học, nên mẹ sẽ lo tiền học của chồng con. Còn đâu con tự lo, mẹ không có sức cáng đáng hết được.  

Bao nhiêu khoản tiền đổ lên đầu tôi cùng một lúc. Nói thật, khi ấy tôi chỉ muốn phát điên! Mẹ tôi thương con gái nên vẫn thậm thụt cho tiền. Nhưng khi con tôi được gần 4 tháng thì bố đẻ ốm nặng nên tôi không dám cầm tiền của bà nữa.  

Số tôi vẫn còn may vì lúc đó một tiệm may ở gần nhà chồng tuyển thợ may. Tôi cắn răng bế đứa con mới 4 tháng đem đi gửi ở một chỗ trông trẻ tư nhân rồi đi làm.

Biết con dâu vất vả, mẹ chồng tôi không những không trông cháu mà còn bắt con dâu bò ra dọn dẹp nhà cửa, dù nhiều hôm tôi đi làm về đã hơn 9h tối. Vì chồng, vì con tôi đành câm nín.   

Hàng xóm thấy cu Bon còn nhỏ mà phải đi gửi trẻ để mẹ đi làm nên mọi người cũng góp ý với mẹ chồng tôi:  

- Thằng bé còn nhỏ thế, sao bà không bảo cái Phượng ở nhà. Con cái nó túng thiếu thì mình cố bù cho nó một tí vậy. Bà cũng có phải là người không có tiền đâu.  

Vừa nghe thấy thế mẹ chồng tôi liền nói:

- Tôi bảo cái Phượng cứ ở nhà chăm con, tôi sẽ lo cho mẹ con nó từ A đến Z. Nhưng nó có nghe đâu, cứ lồng lên đòi đi làm đấy chứ!  

Tôi xin đi làm được khoảng nửa năm thì Trọng cũng học xong, ra trường và may mắn xin được việc ở một công ty tư nhân. Khó khăn về kinh tế tạm lắng xuống thì một cơn sóng gió khác lại ập đến.

Đi làm được mấy tháng thì Trọng có quan hệ “ngoài luồng” với một đồng nghiệp trong công ty. Tôi tình cờ phát hiện ra do vô tình đọc được tin nhắn của họ, khi lấy máy của chồng gọi điện về cho mẹ đẻ.  

Bị vợ phát hiện chuyện ngoại tình, Trọng không những không tỏ ra hối lỗi mà còn lên tiếng thách thức tôi:  

- Tôi đi với gái đấy, thì đã làm sao? Cô có giỏi thì bỏ tôi thử xem!  

Nói thật, nếu không suy nghĩ cho đứa con còn chưa đầy hai tuổi, tôi đã bỏ anh ta từ lâu rồi. Chán nản chuyện gia đình, tôi vùi đầu vào công việc. Thấy tôi khéo tay lại chăm chỉ nên cô chủ tiệm may rất quý.  

- Phượng này, chồng cô làm ăn thua lỗ, cần một số tiền tất lớn để trả nợ. Cô định bán tiệm may này đi để lo cho chú. Cô thấy cháu là người khéo tay, lại có năng khiếu kinh doanh. Cháu có muốn mua lại hiệu may này không? Cô để giá hữu nghị cho.  

Cả đêm nằm suy nghĩ, tôi quyết định liều một phen. Hiệu may cũ vốn đã có tiếng, khi tôi mua lại nó, tôi đã đầu tư nhiều thời gian, công sức để nghĩ ra nhiều kiểu dáng mới, hợp mốt nên khách đến đặt may rất đông.

Biết cô chủ cũ vẫn còn khó khăn, nên tôi giữ cô lại làm việc cho mình trên danh nghĩa chủ tiệm. Một phần để có người làm cố vấn trong buổi ban đầu nhiều bỡ ngỡ, một phần để dễ che mắt thiên hạ.  

Công việc vất vả nên tôi hay đi sớm, về khuya. Mẹ chồng tôi thấy con dâu về muộn thì vẫn bóng gió:  

- May ba cái áo, được mấy đồng mà chẳng bao giờ thấy mặt ở nhà.  

Tôi nghe thấy thế cũng mặc kệ. Còn về phần Trọng, mấy năm nay từ gái gú đến rượu chè anh đều thành thạo cả. Một năm chẳng biết anh có đưa cho tôi nổi một triệu để nuôi con không.  

Sau 5 năm lăn lộn với tiệm may và đầu tư kinh doanh ở vài chỗ khác. Tôi đã có trong tay hơn ba tỷ. Tôi liền mua một căn chung cư nhỏ cho hai mẹ con. Đó cũng coi như sự chuẩn bị cần thiết cho những thay đổi sắp tới.  

Một hôm mẹ chồng tôi nhìn thôi hốt hoảng:  

- Phượng ơi, con mua lại tiệm may Hồng Hà từ lúc nào mà mẹ không biết?  

Nghe thấy thế tôi cười khẩy:  

- Vậy thì hôm nay mẹ biết rồi đó ạ! Đến tối mẹ thông báo với cả nhà tập trung đông đủ để họp gia đình được không ạ. Con có chuyện muốn nói.  

Ngửi thấy trên người con dâu có mùi tiền nên mẹ chồng tôi vui vẻ đồng ý. Tối hôm đó tôi đưa tờ đơn xin ly hôn trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Mẹ chồng tôi rối rít van xin:  

- Thôi Phượng à! Hai vợ chồng có gì đóng cửa bảo nhau. Con làm như thế này chỉ khổ con, khổ cái thôi.  

Tôi cười nhạt, đáp lại:  

- Mẹ ạ, con thấy cứ cắn răng chịu đựng sống tiếp ở nhà này mới là khổ. Mười năm nay con đã ngu dại quá đủ rồi, bây giờ đã đến lúc con phải tỉnh ngộ!  

Hôm sau, tôi nộp đơn lên tòa rồi thu xếp đồ đạc của hai mẹ con để chuyển về nhà mới. Trong lòng hân hoan với cuộc sống tự do ở trước mặt.  

Theo Ngôi sao

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.